Những điều cần biết về Loét sọc mặt cạo

Những điều cần biết về Loét sọc mặt cạo

 

Loét sọc mặt cạo

Tên khoa học: Phytophthora palmivora

Dấu hiệu gây bệnh của bệnh loét sọc mặt cạo trên cây cao su

– Dấu hiệu giai đoạn đầu không rõ ràng với các sọc nhỏ hơi lỏm vào, có mầu nâu nhạt ngay trên đường cạo và song song với thân cây. Tiếp đến, chúng kết hợp lại thành từng mảng lớn, ngay lúc này vỏ bị thối nhũn và có mủ cũng như dịch màu vàng rỉ ra từ vết thương, có mùi hôi thối.

– Dưới vết bệnh thông thường có đệm mủ và các sọc đen trên gỗ, ngay lúc này tượng tầng bị hủy hoại và để lộ gỗ. Khi cây bị hại nặng vết bệnh có thể phá hủy tất cả mặt cạo và phát triển lên mặt cạo tái sinh cũng như vỏ nguyên sinh hậu quả làm mất diện tích mặt cạo và khó khăn cho việc khai thác sau này.

Loét sọc mặt cạo

Dấu hiệu bệnh nhẹ, đó là các sọc nhỏ hơi lỏm vào, có màu nâu nhạt ngay trên đường cạo và song song với thân cây

Loét sọc mặt cạo

Dấu hiệu bệnh nặng trên thân cây, vỏ thối thành các mảng lớn, chết vỏ, phá vỡ mạch mủ của vỏ thân.

Phòng chữa bệnh loét sọc mặt cạo trên cây cao su

– Dọn dẹp sạch tàn dư các loại thực vật trong vườn (lô), phát thấp cỏ giữa hai hàng cao su.

Bón phân đầy đủ và hài hòa, dùng phân hữu cơ (phân gà) cần tiến hành xử lý trước khi bón.

– Gắn máng che mưa, không cạo mủ khi mặt cạo còn ướt.

– Khi thời tiết mưa tập trung, thường xuyên, bôi thuốc phòng chữa bệnh loét sọc mặt cạo với chu kỳ 7 – 15 ngày/lần bôi. Sử dụng Ridomil MZ 72WP 3%, pha trong nước vào quét một băng rộng 2-3 centimét trên miệng cạo. Thêm chất bám dính phù hợp vào thuốc có thể hạ chu kỳ xử lý.

– Thuốc Ridomil MZ 72WP, chứa hỗn hợp 2 hoạt chất là metalaxyl và mancozeb: Pha 300 g/100 lít nước, bôi lên mặt cạo cây cao su

Loét sọc mặt cạo

Bôi thuốc phòng chữa bệnh loét sọc mặt cạo trên miệng cạo ngửa (cạo kéo) và miệng cạo úp (cạo đẩy).

Loét sọc mặt cạo

Gắn máng che mưa phòng bệnh loét sọc mặt cạo.

+ Kéo bấm cành: 02 cái/ nhóm 05 học viên; cuốc: 3 cái/nhóm 05 học viên

+ Thúng: 2 cái/ nhóm 05 học viên; phân, thuốc bvtv (thuốc bảo vệ thực vật)

Chú ý đối với bệnh loét sọc mặt cạo

– Bệnh loét sọc mặt cạo thường gây vào mùa mưa, ở phía trên mặt cạo của vỏ tái sinh có các vết sọc nhỏ dọc theo thân cây. Bệnh gây hại nặng, vết bệnh thối nhũn có nước vàng rỉ ra, có mùi hôi thối.

– Phòng chữa bệnh: gắn máng/mái che mưa, không cạo khi cây còn ướt, bôi thuốc Ridomil hoặc Mexyl MZ72 ngay trên đường cạo rộng 2 centimét của mặt cạo ngửa hoặc cạo úp.

Nguồn: Giáo trình trồng, chăm bón cây cao su – Bộ NN&PT NT

Cây trồng bị hại: Cây cao su

– Xem chủ đề liên quan: Loét sọc mặt cạo, Phytophthora palmivora, Phytophthora sp.

Ngoài ra, trong bài viết này, chúng tôi có đề cập đến 1 số loại dinh dưỡng và sâu bệnh, quý bà con có thể dụng các loại thuốc sau để điều trị cho cây trồng:

– Giúp trị bệnh LOÉT SỌC: bio quét, acrobat mz 90/600wp, phesol manco 72wp, aragibat liên việt, forliet 80wp, mataxyl 500wp, phytocide 50wp, ridomil gold 68wp, vimonyl 72wp,

– Giúp khử MÙI HÔI : em nông lâm,

– Giúp null PHÂN HỮU CƠ: agrimartin super organic,

Nhấp vào nút Mua Nhanh bên dưới để đặt mua qua chúng tôi.

LIÊN HỆ MUA HÀNG : 0969.64.73.79