KỸ THUẬT TỈA TÁN, TẠO CÀNH CÂY CHÔM CHÔM
Thông thường việc tỉa cành của cây chôm chôm được chia làm hai giai đoạn chính: thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ sau thu hoạch.
1.Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Thời kỳ này bà con cần loại bỏ các cành sâu bệnh, cành khô, cành mọc vượt.
Lần 1:Khi thân cây cao khoảng 80 – 90cm thì bà con cần bấm đọt cây, loại bỏ các cành yếu, sâu bệnh bà con chỉ nên để lại 2 – 3 chồi khỏe mạnh.
Lần 2: Khi các cành cấp 1 phát triển được 70 – 80cm thì bà con tiếp tục bấm đọt.Để lại khoảng 2 chồi khỏe mạnh để tiếp tục phát triển cành cấp 3.
Bà con cần lưu ý đến khi cành cấp 3 phát triển thì bà con không cần giới hạn số lượng, nhưng cũng cần tỉa bỏ bớt những cành yếu, sâu bệnh cây phát triển tốt và cân đối. Đặc biệt trong 3 năm đầu phát triển của cây thì bà con cần phải thực hiện tỉa cành thường xuyên để cây có bộ khung chắc, chống gãy đổ.
2.Thời kỳ sau thu hoạch:
Thời kỳ này bà con chỉ cần loại bỏ các cành sâu bệnh, cành khô, những cành không có khả năng cho trái…Sau khi cắt tỉa cành bà con cần bón phân, tưới nước để cây phục hồi.
Khi tỉa cành thì bà con nên chọn những ngày thời tiết khô ráo, không nên làm trong thời kỳ cây đang ra lộc.
Tạo tán cho cây chôm chôm:
Bà con có thể tạo tán hình mâm xôi hoặc hình cầu đều được. Thông thường việc tạo tán sẽ được thực hiên cùng thời điểm với tỉacành. Việc tạo tán sẽ giúp cây có bộ khung chắc, tránh đổ ngã trong mùa mưa, hạn chế nấm bệnh phát triển.
TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79