KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY ĐU ĐỦ CAO SẢN

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY ĐU ĐỦ CAO SẢN

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY ĐU ĐỦ CAO SẢN

Chặt bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh để tránh lây lan cho các cây khác. Đu đủ có bộ rễ ăn nông, cây dễ đổ ngã do gió, bão và khả năng chiụ úng ngập rất kém, vì vậy cần chú ý làm cỏ, vun gốc cho cây, chống đổ trong mùa mưa gió và khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa, bão. Những nơi mùa khô kéo dài, thiếu nước cần có biện pháp tưới nước và giữ ẩm cho cây. Tốt nhất là tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm. Những nơi lạnh cần bao quả. Để đạt năng suất cao cần thụ phấn bổ khuyết cho hoa. Khi cây mang quả nặng cần cắm cọc chống gió bão cho đu đủ, cắt bỏ lá già gần gốc, khơi rãnh thoát nước chống úng cho cây; làm sạch cỏ dại, xới xáo cho đất thông thoáng. Mùa khô cần ủ rơm rạ quanh gốc giữ ẩm cho cây. Năm sau, cây đu đủ thường phát triển kém đi, chọn để lại những cây khoẻ, loại bỏ cây yếu kém và trồng thế bằng cây con mới. Chế độ chăm sóc năm sau không khác gì năm đầu.
Thường cứ 30 – 45 ngày làm cỏ, tỉa hoa, tỉa quả, cành lá một lần. Nên dùng đất thịt mới ở ruộng cầy ải, đất bùn ao phơi khô xếp vào xung quanh gốc, hoặc đất phù sa thật tốt. Khi cây ra quả và hoa nhiều, cần thường xuyên tỉa bớt quả èo, hoa xấu, bỏ bớt những chùm quả quá dầy. Cây đu đủ nào cao trên 3m ở những nơi thoáng gió cần tỉa đốn ngọn (có nơi dùng nồi đất, gạch ngói úp lên ngọn đã cắt) cho cây đâm nhánh không vươn lên cao.
– Cắm cây cọc: Thông thường đu đủ đều trồng thẳng, khi gặp gió bão phải cắm cọc chống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu trái nhiều mà gặp gió bão có thể chặt bớt một số lá già gần gốc, để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy.
– Tỉa cành và hái trái: Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đậu trái phải hái bỏ kịp thời những trái bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá.
– Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.
– Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.
– Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY ĐU ĐỦ CAO SẢN

Mô hình trồng đu đủ ứng dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái tại Tiền Giang

Bón phân

Đu đủ có quả quanh năm, vì vậy cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa, quả. Ngoài việc bón lót trước khi trồng, cần bón thúc các loại phân hữu cơ, đạm, lân, kali trong đó chú ý đến lân, kali. Lượng phân bón cho 1 cây như sau :
– Năm thứ 1: phân chuồng 10-15kg + 0,3-0,5kg urê + 0,5-1kg lân super + 0,2-0,3kg kali sulfat
– Năm thứ 2: phân chuồng 15-20kg + 0,3-0,4kg urê + 1-1,5kg lân super + 0,3-0,4kg kali sulfat
– Các thời kỳ bón cho cây: sau trồng 1,5-2 tháng hoặc vào đầu mùa mưa (năm thứ 2) bón toàn bộ phân chuồng, 30% lân, 30% đạm. Khi cây ra hoa: 30% đạm, 30% lân và 50% kali. Sau khi thu quả lứa đầu (sau trồng khoảng 7-8 tháng) bón 20% đạm, 40% lân, 20% kali.
– Khi bón phân cần xăm đất, rải phân kết hợp với vun gốc lấp phân cho cây. Cũng có thể chia lượng phân ra bón nhiều lần. Các đợt bón kết hợp với làm cỏ vun gốc cho cây. Bón thúc 3 lần trong năm đầu: lần 1 sau trồng 4-6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa kết quả, lần 3 khi quả lớn.

TƯ VẬN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79