PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI GÂY RA TRÊN CÂY ĐU ĐỦ CAO SẢN

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI GÂY RA TRÊN CÂY ĐU ĐỦ CAO SẢN

Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ có thể bị một số bệnh như sau:
 – Bệnh phấn trắng: phòng trị bằng cách phun Anvil 0,2%, Rovzal 0,2%
– Bệnh cháy lá: gây cháy lá và làm cho lá biến màu, khô rụng. Phun Kitazin 0,2% có thể hỗn hợp với vôi.
– Bệnh do virus: Làm cho lá quăn, hoa rụng, lá vàng úa, cây còi cọc, có thể héo vàng dẫn đến chết. Bệnh do virus rất khó chữa trị. Tốt nhất là nhổ đi đem đốt hoặc chôn sâu. Gốc cây bệnh rắc vôi bột, bỏ một thời gian không trồng. Những nơi bệnh này cần tăng cường phòng chống và vườn cây được 2-3 năm nên chặt bỏ trồng lại cây mới.
– Bệnh thối cổ rễ: Hay xảy ra ở nơi ẩm ướt, nơi đất có mực nước ngầm cao thường bị ngập úng. Những nơi này trồng đu đủ phải lên líp cao và chú ý đắp gốc.
– Rệp sáp: Làm hại lá và quả non, những cây bị bệnh này dùng Bi 58 tỷ lệ 0,1-0,2% phun cho cây bệnh.
Để phòng tránh bệnh và khắc phục các tác hại trên, nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khỏe, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun thuốc. Cần lưu ý khắc phục các khâu sau:
– Ngoài việc chọn đất tốt, ít mùn rác bẩn để tránh tuyến trùng hại rễ, thoát nước mưa nhanh chóng vào mùa mưa, tiện cho việc tưới nước vào mùa nắng, vườn đu đủ cần được bố trí hướng khuất gió
– Khi trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ. Càng nhiều phân, cây càng mập, lá xanh đậm, tạo điều kiện cho cây đạt năng suất cao. Ngoài ra, cây có tốt thì mới đủ sức để chống chịu với mưa gió và sâu bệnh sau này.
 – Cần tưới giữ ẩm thường xuyên cho cây, không được để mặt đất khô trắng. Mỗi lần tưới, có thể tưới phun hoặc tát nước vào rãnh líp cho đất hút đủ nước. Mỗi tháng, kết hợp phun 2-3 lần boóc-đô hay Oxyclorua đồng. Các chất này vừa cung cấp canxi vừa cung cấp vi lượng, giúp cho cây tạo diệp lục tố.

TƯ VẬN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79