KỸ THUẬT TRỒNG ĐU ĐỦ LÙN CAO SẢN

KỸ THUẬT TRỒNG ĐU ĐỦ LÙN CAO SẢN

KỸ THUẬT TRỒNG ĐU ĐỦ LÙN CAO SẢN

1. Giống

Đu đủ có nhiều loại giống khác nhau nhưng phổ biến nhất là các giống sau:
– Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5-3kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9-10%.
– Giống Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1,2-1,5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10-11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu.
– Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13-14%, trọng lượng trái 0,5-1kg.
– Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15-17%, trọng lượng trái  300-500g
– Giống Hồng Phi 786: Cây phát triển rất khỏe, cây có trái sớm, cây có trái đầu tiên lúc cây cao khoảng 80cm. Tỷ lệ đậu trái cao, một mùa 1 cây có thể đậu 30 trái trở lên, sản lượng rất cao. Trái lớn, trọng lượng trái từ 1,5-2Kg (có thể đạt 3kg/trái). Cây cái ra trái hình bầu dục, cây lưỡng tính cho trái dài. Da nhẵn bóng, thịt dày màu đỏ tươi, hàm lượng đường 13-14%, dễ vận chuyển.

2. Chọn và xử lý hạt giống

Trồng bằng hột thì dễ dàng và tiện lợi hơn vì trái đu đủ nhiều hột, mà hột lại tồn trữ dễ dàng. Hột vẫn còn nẩy mầm sau ba năm nếu đựơc tồn trữ nơi khô ráo và mát mẻ. Gieo hột càng tươi càng tốt.
– Chọn hạt: Từ trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt đen ở giữa trái thả vào nước, vớt những hạt nổi bỏ đi, chỉ dùng những hạt chìm làm giống.
– Xử lý hạt: Vớt những hạt nổi bỏ đi, những hạt chìm làm giống có thể ngâm xâm xấp nước 1-2 ngày đêm trong chậu men, sau đó đãi sạch chất keo, chất nhớt bám vào hạt, chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo.Trước khi gieo cần xử lý hạt, dùng dung dịch Tốp-xin 1% để khử mầm bệnh, tiếp theo ngâm hạt trong Cacbonat natri 1% (NaHCO3) từ 4-5 tiếng đồng hồ, sau đó dùng nước rửa sạch rồi dùng 5ml chế phẩm Vườn Sinh Thái pha với 8-10 lít nước sạch ngâm từ 5 – 6kg hạt đỗ, ngâm trong khoảng 40-60 phút. (Tác dụng tăng tỉ lệ nảy mầm, làm cho mầm giá đậu to và mập hơn). Để hạt trong nhiệt độ 32-35oC để thúc mầm, khi hạt đã nứt nanh mới đem gieo để cây mọc đều và nhanh.

3. Ươm cây con

– Gieo hạt trên các luống: Đất trên luống cần được làm kỹ, trộn đều 5-10kg phân hữu cơ hoai mục, 0,15-0,2kg Supe lân, 0,3-0,5kg vôi cho 1m2 đất luống. Hạt được gieo theo lỗ, mỗi lỗ 2-3 hạt, mỗi lỗ cách nhau 5-10cm, gieo hạt ở độ sâu 0,6-1cm, sau đó lấp đất và cần tủ một lớp rơm rạ, thường xuyên tưới hàng ngày cho đủ ẩm, khi cây con đã mọc tưới ít dần, cây có 2-4 lá thì 2 ngày tưới 1 lần. Khi cây cao khoảng 4-6cm (có 4-5 lá) là có thể bứng cấy vào bầu. Chọn những cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều, nhặt mắt, gốc to, ngọn nhỏ để cấy vào bầu. Xếp các bầu cây vào khay, điều chỉnh giàn che để cây con có đủ ánh sáng cây sinh trưởng mới tốt, cây mọc thẳng và cứng cáp. Nên ươm cấy qua bầu để đạt được tỉ lệ sống cao.
– Gieo hạt trong bầu: Dùng túi nilon kích thước 12x7cm (có đục lỗ thoát nước), lấy đất phù sa hay thịt nhẹ, làm đất nhỏ kỹ, trộn phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 2 đất 1 phân cho vào đầy túi. Mỗi bầu túi có thể gieo hai ba hột để trừ hao khi hột ít nảy mầm, sâu bệnh phá hại hay để tỉa bớt cây đực, ấn nhẹ hạt vào trong bầu và phủ ít đất mịn lên trên. Gieo hạt xong cần tưới ẩm, thường xuyên tưới nhẹ mỗi ngày 1 lần, giữ ẩm cho đất ở mức 65-70%. Cần chú ý: sau khi hạt nảy mầm thành cây thì tưới thưa hơn vì lúc này cây chưa cần đến nước nhiều, tưới nhiều đất quá ẩm cây con dễ bị nhiễm bệnh.

KỸ THUẬT TRỒNG ĐU ĐỦ LÙN CAO SẢN

 

KỸ THUẬT TRỒNG ĐU ĐỦ LÙN CAO SẢN

 

4. Kỹ thuật trồng

– Hố trồng có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều sâu là 60x60x30cm. khoảng cách trồng: hàng cách hàng từ 2-2,5m, cây cách cây là 2m (khoảng 2.000-2.100 cây/ha). Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng, 0,5kg lân, 0,2kg kali, 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng. 
– Khi đu đủ trong bầu cao 15-20cm thì đem ra trồng, chỉ lấy những cây có thân hình tháp bút, lóng ngắn sít nhau, có lá màu xanh đậm, xẻ 4 thùy, biểu hiện của cây cái.
Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc ghì cây để giữ cây khỏi đổ ngã khi có mưa gió bão, khi cây lớn nới dần dây buộc ra.
– Khi cây cao 40-50cm (2,5-3 tháng tuổi) phải vun gốc bón thúc bằng phân tổng hợp NPK hay DAP, hay bón 100g urê + 300g super lân + 50g kali quanh gốc sau đó tưới nước cho phân tan để cây hút được chất dinh dưỡng. Khoảng 5-6 tháng sau khi đặt vào hố, cây đu đủ bắt đầu trổ hoa. Chỉ nên giữ lại các cây cái hay cây lưỡng tính mọc mạnh, tỉa bỏ các cây khác. Khi cây đã ra hoa, trái nên bón phân thêm một lần nữa, liều lượng phân bón như đã nêu trên. Khoảng 9-10 tháng sau khi trồng là đu đủ có trái và cây ra trái suốt năm. Đều quan trọng là gốc đu đủ phải luôn sạch cỏ, được tủ gốc để giữ ẩm thì đu đủ mới sai và to trái, vỏ căng, mã đẹp 

TƯ VẬN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79