ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ ĐUÔNG DỪA TRÊN CÂY TRỒNG

ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ ĐUÔNG DỪA TRÊN CÂY TRỒNG

ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

ĐUÔNG DỪA là ấu trùng dạng sâu non của một số loại bọ cánh cứng , thường sinh sống trong cổ hũ cây dừa, phần mềm bên trong ngọn của cây dừa, chà là, cau, đủng đỉnh. nói chung là các loại cây thuộc họ cau, chúng phổ biến ở vùng  Nam bộ và Nam trung bộ.

ĐUÔNG DỪA LÀ CON GÌ?

ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Đuông dừa (đuông chà là, mọt cọ đỏ, mọt cọ châu Á, bọ Sago hay ấu trùng Sago)

  • Danh pháp khoa học: Rhynchophorus ferrugineus là một loài côn trùng trong họ bọ vòi voi (Curculionidae)
  • Kích thước: Mỗi con đuông dừa trưởng thành có thể đạt chiều dài từ 2,5 – 5cm, chiều rộng khoảng 1- 2 cm
  • Phân bố lãnh thổ: Đuông dừa sinh sống ở các vùng nhiệt đới thuộc châu Á. Ấu trùng của loài bọ này sinh sống chủ yếu trong thân cây dừa. Chúng cũng thích cây cau, cây chà là (một cây có họ hàng với cau, trồng để lấy quả), cọ Sago và được người dân địa phương coi chúng là một món ăn ngon và bổ dưỡng.
  • Đuông dừa hay sâu dừa là côn trùng có hại, đục khoét thân dừa. Đây cũng là nguyên liệu chế biến đặc sản miền Tây, rất khó tìm và đắt tiền.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ĐUÔNG DỪA:

  • HÌNH DẠNG:

ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Những con đuông vừa bắt được từ thân cây dừa 

    • Đuông dừa là ấu trùng của kiến dương. Con đuông dừa thực chất là 1 loại bọ cánh cứng nhưng đang ở trong giai đoạn ấu trùng, chưa hoàn thiện cơ thể.
    • Đuông có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, nhìn giống như 1 con sâu non và thân hình mập mạp, căng tròn, rất mềm mại và uyển chuyển. Đuông dừa trưởng thành, tùy loại sẽ có kích thước bằng ngón tay trỏ hoặc thậm chí bằng ngón chân cái người lớn, dài chừng 3 cm đến 5 cm, toàn thân có màu trắng (đuông chà là) hoặc vàng nhạt (đuông dừa) và vào thời kỳ này, con đuông non nào cũng ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn.
    • Đặc điểm giới tính: Đuông đực và cái nhìn bề ngoài rất khó phân biệt và phải dựa vào đặc điểm vòi của chúng. Vòi con đực sẽ ngắn hơn vòi con cái và có một nhúm lông tơ màu vàng hoặc nâu sẫm nằm phía đầu của vòi. Con cái thì không có lớp lông này.
  • VÒNG ĐỜI CỦA ĐUÔNG DỪA:

Mỗi con đuông dừa sẽ trải qua 4 giai đoạn chính trong cuộc đời:

1. Trứng: ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Hình ảnh vùng đời của đuông dừa

  • Sau khi giao phối, bọ kiến dương sẽ đục thân cây dừa và đẻ trứng vào trong đó. Mỗi lần, con cái có thể đẻ tới 200 trứng.
  • Trứng có hình màu trắng sữa, thon dài, trông như hạt gạo, dài từ 1 – 2,5 mm. Sau khoảng 3, 4 ngày trứng sẽ nở ra ấu trùng có màu trắng và không có chân (khác với ấu trùng kiến vương có 3 cặp chân), màu vàng nhạt, phình to ở phần giữa thân, đầu màu nâu đỏ.

2. Ấu trùng đuông dừa: ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Hình ảnh ấu trùng đuông dừa

  • Ấu trùng lớn gần bằng ngón tay thì hóa thành đuông có hình dạng giống con sâu béo mập.
  • Sau một thời gian, trứng sẽ nở ra ấu trùng, cũng chính là con đuông dừa. Đuông là dạng ấu trùng sâu, thường sinh sống trong cổ hũ (phần mềm bên trong ngọn) của cây chà là dại, dừa, cau, đủng đỉnh, nói chung là các loại cây thuộc họ cau.
  • Chúng sẽ đục khoét thân dừa, ăn cổ hũ để lấy chất dinh dưỡng và phát triển.
  • Ở giai đoạn phát triển, chúng có thể đạt chiều dài từ 40 – 50 mm. Giai đoạn này, ấu trùng  sống từ 50 – 70 ngày trong thân cây trước khi hóa nhộng (Sẽ mất khoảng 2 tháng từ giai đoạn trứng đến khi thu hoạch đuông)

3. Nhộng:

ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Hình ảnh ấu trùng đuông dừa quá trình thành nhộng

  • Đuông có vòng đời khác một chút so với các loài bọ cánh cứng khác.
  • Sau một thời gian lấy chất dinh dưỡng từ cây dừa, con đuông sẽ tự tạo kén, hóa thành nhộng.
  • Tới giai đoạn này, ấu trùng cơ thể béo mập sẽ tạo một kén hình bầu dục (Cocoon) bằng các sợi xơ có trong thân cây (dừa, chà là) hoặc trong các bẹ lá trên ngọn.
  • Trong cái kén này, con đuông mới chính thức hóa thành nhộng.
  • Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 15 – 20 ngày. Khi trưởng thành, nó chui ra khỏi kén, bay ra ngoài để tìm bạn tình.

4. Trưởng thành:

ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Hình ảnh đuông dừa lột xác trở thành bọ kiến dương

  • Cuối cùng, nhộng dần hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể, phá kén. Lúc này, đuông dừa lột xác trở thành bọ kiến dương. Vào mùa mưa, loài bọ này bắt đầu đi tìm kiếm bạn tình.
  • Đôi khi những con đực buộc phải giao đấu để tranh giành quyền giao phối với con cái. Sau khi giao phối, kiến dương cái trưởng thành bay tới các thân cây dừa và dùng vòi đục lỗ thân cây dừa hoặc lợi dụng những kẽ nứt tự nhiên trên thân cây hoặc thông qua các vết thương, lỗ hang do kiến vương đục trên thân cây, cuống lá trước đó để xâm nhập vào những phần mềm của cây. Khi vào bên trong, chúng đẻ vài chục tới vài trăm quả trứng. Ngoài ra chúng cũng có thể đẻ trứng trực tiếp trên các phần mềm gần đỉnh sinh trưởng. Tiếp tục vòng đời hoàn thiện..

ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Vào mùa mưa, loài bọ này bắt đầu đi tìm kiếm bạn tình, Sau khi giao phối, kiến dương cái trưởng thành bay tới các thân cây dừa và dùng vòi đục lỗ thân cây dừa

MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG CỦA ĐUÔNG DỪA:

  • Đuông dừa dành cả cuộc đời mình để sống và đục khoét cây dừa. Vì vậy, chúng thường được tìm thấy nhiều nhất ở tỉnh Bến Tre – thủ phủ dừa của Việt Nam.
  • Nếu muốn bắt loài côn trùng này, bạn chỉ cần tìm kiếm ở những cành dừa bị héo khô, nơi đuông đang phá hại. Chỉ cần áp tai vào cành dừa, bạn có thể nhận thấy tiếng đuông đục khoét lao xao bên trong. Mỗi cành dừa khô héo như thế có thể là nơi trú ngụ của hàng trăm con đuông dừa. Người ta chỉ tìm được đuông khi thấy chòm lá trên ngọn dừa bị héo và đổ gục xuống.

ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Hình ảnh cây dừa bị đuông gây hại

ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Ngoài dừa đuông còn gây hại cây chà lá, cây cau, cây đủng đỉnh,…

TÁC HẠI CỦA ĐUÔNG DỪA VỚI NÔNG NGHIỆP

  • Tác hại: Con đuông trưởng thành đẻ trứng trên thân bị thương tích và trên những vết nứt của thân. Khi trứng nở, ấu trùng khoét những lổ nhỏ trên thân hoặc trên ngọn cây. Chúng ăn và lột xác theo mọi hướng thậm chí khoét những lổ lớn và sâu hơn. Những điểm bị đuông tấn công thường để lại xác bả của các mô gổ dừa và nhựa màu nâu hơi đỏ. Khi ấu trùng bắt đầu tấn công và ăn đọt dừa (đỉnh sinh trưởng), những lá non bắt đầu héo và ngã xuống, báo hiệu cây dừa sắp chết.

ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Bổ thân dừa ra, mỗi con nằm một lỗ. Mỗi một cây dừa to  khỏe có đến khoảng vài chục đến hơn 100 con đuông tàn phá cây dừa

Trong quá trình tồn tại và phát triển, đuông buộc phải đục khoét thân cây dừa và hút chất dinh dưỡng. Việc này kiến cành dừa dần khô héo, xơ xác và gãy đi, khiến cây ít ra trái hoặc ra trái nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Sau khi chặt bỏ tàu dừa, lột bẹ, những lỗ thủng do đuông ăn thủng cả thân cây dừa hiện ra rõ mồn một như vết đạn bắn.

  • Ấu trùng có hàm rất khoẻ, ăn mạnh và có thể ăn cả phần nhu mô lẫn phần sợi già của cây dừa. Khi mới nở ấu trùng đục, bào vào phía trong thân cây hoặc vào bó lá ngọn. Khi tấn công vào bó lá ngọn thì chúng cắn phá củ hủ, làm cho củ hủ bị hư thối, dẫn đến hư đỉnh sinh trưởng, các lá ngọn héo vàng và đổ ngã xuống, cây chỉ còn những lá già xanh, rồi các lá già cũng từ từ rụng đi. Khi phát hiện thì đã muộn, cây dừa đã chết bởi đám sâu béo mũm mĩm đang bò bên trong đã đục rỗng ruột thân cây.
  • Quan sát kỹ sẽ thấy có nhiều kén của sâu ở các bẹ lá ngọn thân. Nếu bị tấn công trên thân, cây vẫn còn sống, nhưng cho năng suất giảm. Trong trường hợp này trên thân thấy có nhiều lỗ đục nhỏ, đường kính khoảng 1-2 phân, có xác bã rơi ra ở mỗi lỗ đục và ít nhựa màu nâu rỉ ra, chảy dọc theo thân, có thể ngửi thấy mùi khai bốc ra từ các lỗ đục này do các mô bên trong bị lên men. Trường hợp nặng cây có thể bị gẫy ngang do thân cây đã bị rỗng.
  • Với những cây dừa bị đuông tấn công, phần ngọn sẽ chết, lá dừa khô héo. Áp tai vào thân dừa, bạn có thể nghe thấy tiềng xào xạo là do các ấu trùng đang ăn tạp bên trong. Đuông có thể gây hại cho cây dừa quanh năm, nhưng thường tập trung nhiều vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10.
  • Thông thường hàng năm, cứ sau mùa giao phối, bọ kiến dương thường chọn cây dừa sung sức để khoét ngọn vào sinh trứng. Trứng nở ra ấu trùng và lớn dần lên nhờ ngày đêm ăn cổ hũ dừa vừa mềm vừa bổ cho đến khi xuyên thủng ngọn dừa làm cây dừa kiệt sức rồi úa tàn dần đến chết.
  • Lúc đọt thối ngã ngang cũng là lúc đuông trong cây dừa rất nhiều, áp tai vào thân dừa sẽ nghe đuông rầm rì ở trong. Bổ thân dừa ra, mỗi con nằm một lỗ và một cây có hàng trăm con, những con mọc cánh có người bảo ăn được và ngon nữa là khác. Chủ vườn phải hạ đốn để bắt đuông.

ĐUÔNG DỪA GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Những người nông dân không khỏi xót xa khi phải chặt bỏ những cây dừa đang cho trái, trổ hoa chỉ để… bắt đuông đục thân dừa.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ: 

    • Áp dụng các biện pháp đấu tranh sinh học: Nấm Metarhizium anisopliae (MA) hoặc vi khuẩn Baculovirus.
    • Nên Dùng các loại thuốc hóa học sau:
    • Đầu mùa mưa nên rãi Sieugon 85GR, Diaphos 10gr, Vibasu 10GR  vào bẹ lá để ngừa sự phá hại của kiến vương.
    • Dùng Sieugon 85GR  vào 2 giai đoạn :
      • Đầu mùa mưa nên rãi  Sieugon 85GR vào bẹ lá để ngừa sự phá hại của kiến vương.
      • Khi cây dừa đã bị kiến vương tấn công có thể bỏ các loại thuốc hạt như Sieugon 85GR vào hang sau đó dùng đất sét trét lại

SIEUGON 85GR Thuốc đặc trị Đuông Dừa, sâu đục thân, bọ dừa, sùng đất

Thuốc trừ sâu Sieugon 85GR chứa 3 hoạt chất rất mạnh để diệt trừ Đuông Dừa, Kiến Vuơng, Bọ Dừa, Sâu Đục Thân, Sùng Đất

  • Thêm vào đó lắp các lỗ lại và sơn các vết sẹo thân bằng một loại bột than. Nhằm ngăn cản sự tấn công của đuông cần tránh những tổn thương trên thân dừa, là nơi tạo chổ đẻ trứng cho đuông.
  • Dùng bột than để sơn lên các vết thương của cây con. Kiểm soát kiến vương bởi vì các điểm tấn công của kiến vương có thể trở thành nơi đẻ trứng cho đuông.
  • Đốn và đốt những cây dừa đã bị ảnh hưởng nặng của đuông và giết những côn trùng ở tất cả những giai đoạn khác nhau. Loại bỏ xác cây dừa non, gốc dừa đã chết, nơi có thể trở thành chổ đẻ trứng của đuông.
  • Thăm đồng và kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời sự xuất hiện của đuông. Bắt đuông và các côn trùng gây hại khác ở giai đoạn phá hoại chủ yếu của chúng và sơn phủ các vết sơn bằng một lớp bột than.
  • Liên hệ mua hàng sieuthiphanthuoc.orgThuốc bvtv _ hạt giống_ Phân bón
  • ĐC: KM 128 TÂN PHÚ ĐỒNG NAI
  • Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79 (MR LINH)
  • Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33

Đặt mua thuốc BVTV trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Hoặc đặt mua thuốc BVTV online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như sieuthiphanthuoc.org