TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam có rất nhiều giống dừa với những đặc điểm và công dụng khác nhau như: giải khát, làm bánh, nấu chè, làm nước cốt dừa…dừa làm đồ thủ công. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có biết thêm một số mẹo vặt phân biệt các loại dừa nhé!

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Dựa vào đặc điểm hình thái, kiểu thụ phấn và mục đích sử dụng có thể phân loại dừa thành 2 nhóm giống chính: nhóm giống dừa cao và nhóm giống dừa lùn. Ngoài ra, để có được các giống dừa mới có năng suất và chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, người ta còn lai tạo ra một nhóm giống dừa mới gọi là dừa lai. Đặc tính cơ bản của các nhóm giống dừa có thể được tóm tắt như sau:

NHÓM GIỐNG DỪA LÙN

Dừa xiêm xanh:

  • Dừa xiêm xanh là một giống dừa uống nước phổ biến nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vỏ mỏng, màu xanh, nước dừa có vị ngọt thanh (7-7,5% đường), rất mát. Một trái dừa xiêm xanh có thể cho đến 350ml nước.
  • Loại dừa này có năng suất bình quân 140-150 trái/cây/năm.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể mua các sản phẩm nước dừa xiêm xanh đóng hộp để thưởng thức vị ngon ngọt từ loại trái cây này

             TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa xiêm xanh    

Dừa xiêm lùn:

  • Dừa xiêm lùn hay còn gọi là dừa xiêm chu là giống dừa đã có từ lâu nhưng chỉ mới có tên gọi gần đây để phân biệt với dừa xiêm xanh, xiêm dứa.…. Cho đến hiện nay nhiều người trồng trong và ngoài tỉnh Bến Tre còn gọi chúng với một cái tên khác là dừa xiêm lục.
  • Quả có màu xanh nhạt hơn xiêm xanh và hơi giống màu xanh lục. Dừa xiêm lùn có 2 mo nang, vỏ trái rất mỏng nên cho rất nhiều nước. Đặc biệt giống dừa này cho trái nhiều hơn dừa xiêm xanh, trung bình mỗi buồng có hơn một chục dừa (mỗi chục là 12 trái)

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa xiêm lùn

Dừa xiêm đỏ:

  • Vỏ trái dừa này có màu nâu đỏ, nước có vị ngọt thanh (7-7,5% đường), thể tích nước 250-350ml/trái. Dừa xiêm đỏ được tiêu thụ rất rộng rãi.
  • Cơm dừa xiêm đỏ khô sẽ lấy dầu, làm bánh mứt, kẹo, phụ phẩm dùng làm thức ăn chăn nuôi hay phân bón.
  • Bên cạnh đó, cơm dừa xiêm đỏ được sấy khô là mặt hàng xuất khẩu ổn định, có hiệu quả kinh tế cao.
  • Vỏ dừa còn được tận dụng làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ rất bắt mắt.

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa xiêm đỏ

Dừa xiêm lục:

  • Dừa xiêm lục là giống dừa uống nước ngon nhất hiện nay. Vỏ dừa rất mỏng có màu xanh đậm, nước rất ngọt (8-9% đường) , thể tích nước 250-300ml/trái.
  • Dừa xiêm lục là một trong những loại dừa được ưa chuộng nhất trên thị trường.

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa xiêm lục

 

Dừa xiêm lửa:

  • Sở dĩ được gọi là dừa xiêm lửa vì giống dừa này có vỏ rất đẹp, màu vàng cam. Giống dừa này cho trái rất sai 140 – 150 trái/cây/năm.
  • Tuy trái hơi nhỏ nhưng thể tích nước đạt 250-300ml/trái, nước ngọt (6,5-7% đường).
  • Dừa xiêm lửa có thể trồng để lấy trái uống nước kết hợp để khai thác du lịch sinh thái vườn dừa.

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa xiêm lửa

Dừa xiêm núm:

  • Dừa xiêm núm là một trong những giống dừa cho nước rất ngon và ngọt (8 – 8,5% đường), năng suất bình quân 100 – 120 trái/cây/năm.
  • Vỏ trái có màu xanh, phần dưới của trái có một núm nhỏ nhô ra, thể tích nước 250 – 350ml/trái. Giống dừa này được trồng với số lượng ít ở Hưng Phong – Giồng Trôm và một vài nơi khác.

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa xiêm núm

Dừa Mã Lai:

  • Dừa Malaysia (hay còn được gọi là dừa Mã Lai, dừa xiêm đỏ) tên khoa học Cocos Nucifera. Đây là giống dừa mới được trồng và canh tác tại 1 số nơi ở miền Tây. Vì có năng xuất vượt trội và hiệu quả kinh tế rất cao nên giống dừa Mã Lai hiện đang được đầu tư phát triển lâu dài.
  • Dù sai trái, quả nhỏ như dừa xiêm lùn nhưng nước trong dừa Mã Lai lại rất nhiều và có vị ngọt không thua dừa xiêm.

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa mã lai

Dừa nước (dừa lá):

  • Dừa nước là loại cây đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ, được tìm thấy nhiều ở các dãy ven sông, kênh rạch nước lợ.
  • Dừa nước có thịt màu trắng, mềm, vị ngọt thơm, tính mát và nên thường được dùng để chế biến thành món ăn giúp thanh nhiệt và giải khát.

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa nước

Dừa Tam Quang:

  • Dừa Tam Quang là giống dừa có màu sắc rất đẹp có nguồn gốc từ Tam Quang (Bình Định), được trồng để uống nước.
  • Vỏ trái mỏng có màu vàng sáng, nước có vị ngọt thanh (7,5 – 8% đường), thể tích nước 250-350ml/trái.
  • Dừa Tam Quang được dân gian cho rằng có tính mát có thể dùng để chữa bệnh.
  • Người ta thường tìm mua loại dừa này vào những ngày lễ Tết vì có nhiều ý nghĩa trong phong thủy, thờ cúng.

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa Tam Quang

Dừa ẻo nâu (đỏ):

  • Dừa ẻo nâu là giống dừa uống nước có trái rất sai, năng suất cho đến 250-300 trái/cây/năm.
  • Trái dừa có kích thước nhỏ, vỏ trái có màu nâu như dừa xiêm đỏ, nước dừa ngọt (7-7,5% đường), thể tích nước 100-150ml/trái.
  • Dừa ẻo nâu dùng làm kem dừa, rau câu dừa và tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái.

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa ẻo nâu

Dừa ẻo xanh:

  • Dừa ẻo xanh cũng là một giống dừa uống nước có trái rất sai, năng suất 250-300 trái/cây/năm.
  • Trái dừa có kích thước nhỏ, vỏ trái có màu xanh, nước ngọt (7-7,5% đường), thể tích nước 100-150ml/trái.
  • Giống dừa này được trồng với số lượng ít ở Bến Tre, Tiền Giang và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa ẻo xanh

Dừa dứa:

  • Dừa dứa cũng là một giống dừa uống nước có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Cũng vì tất cả các bộ phận của dừa dứa đều có mùi thơm lá dứa đặc trưng nên giống dừa này được gọi là dừa dứa.
  • Trên thị trường, dừa dứa được chia thành 3 nhóm khác nhau:
    • Nhóm I: Trái tròn, có kích thước nhỏ, vỏ trái có màu xanh, nước rất ngọt (8 – 8.5% đường) và có mùi thơm đậm nhất.
    • Nhóm II: Trái có kích thước trung bình, vỏ trái có màu xanh, nước có vị ngọt vừa(7 – 7.5% đường) và có mùi thơm nhẹ.
    • Nhóm III: Trái có kích thước to giống dừa ta, vỏ có màu xanh hoặc vàng, độ ngọt vừa phải (6 – 6.5%) và mùi thơm nhẹ nhất trong 3 loại.

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa dứa

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa dứa lùn

 

NHÓM GIỐNG DỪA CAO

Dừa ta:

  • Đây là giống dừa cao phổ biến nhất ở Việt Nam, trái có 3 khía, có 3 màu (ta xanh, ta vàng, ta đỏ hay còn gọi là dừa lửa). Dừa ta có năng suất trung bình 60-70 trái/cây/năm, kích thước trái to, cơm dừa dày 11 – 13 mm, có hàm lượng dầu cao (63%-65%).

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa ta

Dừa dâu (dừa dâu đỏ):

  • Dừa dâu là giống dừa cao phổ biến thứ nhì ở Việt Nam, sau dừa ta.
  • Trái tròn, cũng có 3 màu (dâu xanh, dâu vàng và dâu đỏ). Giống dừa này có năng suất trung bình 70-80 trái/cây/năm, kích thước trái trung bình, cơm dừa dày 10 – 12mm, khối lượng cơm dừa tươi 300-400g, hàm lượng dầu cao (63%-65%).

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa dâu đỏ

Dừa sáp:

  • Dừa sáp còn có tên gọi là dừa đặc ruột, dừa kem.
  • Trái dừa sáp rất đặc ruột, có cơm dừa mềm xốp, nước sền sệt như keo, rất thơm. Dừa sáp dùng làm các món tráng miệng, bánh kẹo, kem dừa sáp…rất ngon, mang hương vị rất đặc trưng.
  • Nếu nhìn bên ngoài, cây và trái dừa sáp không khác gì cây dừa bình thường. Vì thế, để phân biệt được trái sáp người ta phải dùng tay lắc trái dừa, trái nào không lắc không phát ra tiếng hoặc có nhưng tiếng kêu không trong trẻo thì có khả năng đó là trái sáp.
  • Dừa sáp được trồng nhiều ở xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh và các tỉnh lân cận.
  • Ở Việt Nam dừa sáp có 2 kiểu đặc ruột:
    • Kiểu thứ nhất: Độ dày cơm dừa giống như dừa bình thường, nhưng cơm mềm, nước hơi sền sệt. Kiểu đặc ruột này trái dừa thường to, dạng trái giống như dừa ta xanh, hoặc trái to tròn có màu nâu.
    • Kiểu thứ hai: Cơm dừa dày hơn, có hai lớp rõ rệt, lớp cơm dừa bên ngoài mềm như cơm nhão và lớp cơm dừa bên trong bồng lên như bông. Nước dừa rất sệt, có màu trắng trong. Kiểu này trái tròn, cỡ trái dừa dâu xanh.

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DỪA Ở VIỆT NAM

Đặc điểm nhận dạng giống dừa sáp

NHÓM GIỐNG DỪA LAI:

  • Dừa lai là những giống dừa dùng để lấy dầu, được Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu nghiên cứu và sản xuất bằng phương pháp lai tạo có kiểm soát (thụ phấn nhân tạo hoặc thụ phấn trợ lực) giữa giống dừa cao (bố) và dừa lùn (mẹ).
  • Dừa lai mang những đặc tính trung gian giữa 2 nhóm dừa nói trên.
  • Ưu điểm nổi bật của các giống dừa lai là ra hoa sớm, năng suất trái và hàm lượng dầu cao, có khả năng thích ứng tốt với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
  • Liên hệ mua hàng sieuthiphanthuoc.orgThuốc bvtv _ hạt giống_ Phân bón
  • ĐC: KM 128 TÂN PHÚ ĐỒNG NAI
  • Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79 (MR LINH)
  • Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33

Đặt mua thuốc BVTV trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Hoặc đặt mua thuốc BVTV online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như sieuthiphanthuoc.org