Những điều cần biết về Đốm lá, cháy lá

Những điều cần biết về Đốm lá, cháy lá

 

Đốm lá, cháy lá

Tên khoa học: Rhizoctonia solani

Dấu hiệu và sự gây hại của bệnh đốm và cháy lá trên cây bông vải

Bệnh thường hay xuất hiện trong thời điểm mùa mưa, giai đoạn đầu vết bệnh có màu nâu sẫm với kích cỡ cực kỳ nhỏ (một số mm).

Đốm lá, cháy lá

Cây bông bị nhiễm bệnh đốm và cháy lá do nấm Rhizoctonia solani

Tiếp đến vết bệnh lây lan nhanh làm cháy lá, cây giống bị mất lá mầm trở thành yếu và sinh trưởng chậm.

Thời kỳ cây lớn bệnh làm cho cháy từng mảng lá, mới đầu là loại lá ở tầng gốc, sau lan dần lên phía trên, bệnh cũng làm thối các quả già ở tầng dưới, dẫn tới gây hạ năng suất bông.

Đốm lá, cháy lá

Lá bông bị cháy do nấm Rhizoctonia solani

Giải pháp ngăn ngừa, diệt trừ bệnh đốm và cháy lá trên cây bông vải

– Dọn dẹp vệ sinh ruộng đồng

– Luân canh đất trồng bông với cây trồng khác.

– Xịt thuốc phòng bệnh

+ Giai đoạn cây giống: Phun 1-2 lần vào lúc cây bông xòe hai lá mầm và khi cây bông được 10 ngày tuổi bằng một số loại thuốc như:

Monceren 250 SC liều lượng 0,4 – 0,6 lít/ hecta

Validacin 50EC liều lượng 0,5 lít/ hecta

Calidan 262/5 EW liều lượng 0,3 – 0,4 lít/ hecta.

+ Giai đoạn cây lớn: phun 1-2 lần khi bông bị hại bằng một số loại thuốc: Moncerer 250 SC liều lượng 1-1,5 lít/ hecta ; Anvil 5SC liều lượng 1-1,5 lít/ hecta.

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây bông vải – Bộ NN&PT NT

– Cây trồng bị hại: Cây bông vải

– Xem chủ đề liên quan: Đốm lá, cháy lá, Rhizoctonia solani

Ngoài ra, trong bài viết này, chúng tôi có đề cập đến 1 số loại dinh dưỡng và sâu bệnh, quý bà con có thể dụng các loại thuốc sau để điều trị cho cây trồng:

– Giúp trị bệnh CHÁY LÁ: azoxy gold 600sl, gamycinusa 75wp, aikosen 80wp, visen 20sc, super tank 650wp,

Nhấp vào nút Mua Nhanh bên dưới để đặt mua qua chúng tôi.

LIÊN HỆ MUA HÀNG : 0969.64.73.79