TÁC DỤNG CỦA VÔI TRONG NÔNG NGHIỆP

TÁC DỤNG CỦA VÔI TRONG NÔNG NGHIỆP


Người ta dùng vôi mục đích chính là cung cấp Calcium cho cây và cải thiện độ chua (pH) của đất. Đây là đề tài rất xưa, nhưng một số người còn chưa nắm được rõ ràng cách sử dụng vôi trong nông nghiệp. Để sử dụng hiệu quả vôi chúng ta phải biết rõ đặc tính của từng loại vôi, có bao nhiêu loại và những loại đất nào thì phải sử dụng vôi nào. Chúng ta không cần phải để vào chi tiết phản ứng đi sâu vào nghành hóa học. Trong nông nghiệp ta chỉ cần biết được những căn bản sử dụng vôi dưới đây thì chúng ta cũng đã thành công.

1- Phân lọai vôi: 

Chúng ta có nhiều loại vôi trên thị trường và mỗi loại vôi có đặc tính khác nhau chứ không phải loại nào cũng giống  nhau. Tùy theo các chất [Nguyên tố phụ] có trong vôi như Magnesium, Sulphate hay sự nóng của mỗi loại vôi mà cách sử dụng cũng khác nhau. Thông thường chúng ta có bốn loại vôi trên thị trường.

a/– Đá vôi (có nhiều ở miền Bắc): Loại vôi này rất nóng, dễ cháy cây, bột rất mịn, màu rất trắng, độ hòa tan rất cao. Ít được sử dụng nhiều trong nông nghiệp. Rất tốt cho dùng làm vôi quét tường và sát trùng. Ví dụ như sát trùng và cung cấp Calcium cho ao nuôi tôm cá, chuồng trại  V.V….

b/- Dolomite Lime:  Loại vôi này ở Việt Nam gọi là vôi Đố lô mít. Loại này rất tốt vì không nóng, có chứa thêm chất Magnesium [Mg]. Cho nên khi bón loại vôi này vào đất cây không những cung cấp được Calcium  mà còn được cung cấp thêm Magnesium. Chất Magnesium này sẽ giúp cho lá cây to và xanh hơn cũng như giúp cho trái và hạt qủa nặng hơn. [đa số công thức phân hóa học từ Hà Lan họ chú trọng chất Magnesium này ]. Những cánh đồng của Việt Nam đa số là, những cánh đồng cổ xưa) được khai thác triệt để [ thâm canh ] Nên đa số bị thiếu Magnesium [ Theo tài liệu thế giới nghiên cứu về cánh đồng lúa nước của Đông Nam Á].  Loại vôi này rất tốt cho đồng ruộng lúa VN.

c/- Vôi thạch cao [Ca SO4 Calcium Sulphate , lọai này gọi là vôi nhưng đừng lầm lẫn vối hai lọai vôi ở trên. Loại này khi nhìn vào công thức hóa học ta thấy gốc chính là Sulphate chứ không phải là Carbonate. Vôi  này không được bón dưới ruộng phèn vì sẽ làm cho đất chua [acid] hơn. Đất phèn là đất chứa nhiều Sulphate Sắt hay Sulphate Nhôm [màu xám ít gặp]. Thường gặp nhất là Sulphate Sắt, màu vàng nổi trên đất, do oxít hóa với sắt nên có màu rỉ sắt màu vàng. Sulphate Nhôm có màu Xám vì oxít hóa với nhôm màu ten [rỉ nhôm] màu xám. Sulphate là gốc sulfur [S]  nên tạo ra Acid  làm cháy rễ cây, đại khái như vây. Nếu ta bón phân hay Vôi có chứa gốc Sulphate cho đất phèn là làm cho đất nhiều phèn thêm. Vôi này chỉ dùng được ở những đất Kiềm ( đất cà giang có nhiều ở Bình Thuận).

2- Công dụng của vôi:  

Như trình bầy ở trên vôi có hai công dụng chính là cung cấp chất Calcium và cải thiện độ chua của đất cho thích hợp với từng lọai cây trồng. Loai đá vôi, loại Dolomite lime và hydrate lime dùng để cải thiên đất phèn, đất chua [đất acid  và còn để cải thiện ngộ độc chất hữu cơ [Ngộ độc Acid], vì có quá nhiều xác bã thực vât, qua quá trình thoái hóa của chất hữu cơ là acid đối với cây lúa nước. Còn riêng vôi thạch cao thì chỉ dùng để cải thiện đất kiềm [Alkaline]. Khi nói đến cải thiện đô chua của đất {pH], xin nói thêm phương pháp cải thiện phèn để bà con nông dân có khái niệm mà áp dụng.

3- Cải thiện Phèn:

Có ba phuơng pháp để trị phèn:

a/– Rưả phèn:  Cho nước vào rưộng ngâm và khuấy cho phèn quậy đều vào nước và xả đi tùy theo độ phèn của ruộng mà ta làm nhiều lần hay ít. Rồi bón vôi vào. Phưong pháp này sẽ bị đi mất dinh dưỡng trong đất, phải dùng phân bón hóa học nhiều hơn để bù đắp vào phần dinh dưỡng bị mất. Đa số áp dụng phuơng pháp này cho ruộng lúa.

 b/– Đào mương Đào những con mương nhỏ để cho phèn rút xuống sâu hơn, rồi bón vôi lên mặt đất. Tưới nước cho phèn rút xuống.

c/ —Đắp mô: Làm thành từng vồng dài như vồng khoai lang cho phèn rút xuống, rồi bón vôi và trồng cây trên vồng. Có thể làm những vồng nhỏ thấp trong ruông lúa có bờ cao, đem trồng lúa trên vòng thấp trong ruộng để tránh lúa bị phèn ở rễ mà thiệt hại.

4- Độ vôi và đất:

Vôi càng mịn (Lân vôi Dolomite Ngọc Châu) thì sự hiệu quả càng nhanh và càng cao, nhưng sự thất thoát bởi gió và dòng nuớc cũng nhiều. Khi bón lân vôi nên tưới nuớc để vôi rút xuống đất có tác dụng nhanh hơn và tránh sự thất thoát. Thông thường người ta sử dụng 200-300 kg vôi cho 1000m2. Cái này tùy theo độ phèn của đất. Nếu gặp loại vôi nóng ta phải bón mười lăm ngày trước khi gieo hạt hay trồng cấy lên đất.

Vôi chỉ nên dùng ở những nơi đất có đầy đủ chất hữu cơ, những nơi nghèo chất hữu cơ thì không nên bón nhiều vôi, sẽ làm đất nghèo nàn thêm, vì chất hữu cơ bị  hủy hoại nhanh chóng. Vôi cũng không được sử dụng trên những vùng đất có thành phần sét nặng. Sẽ dễ tạo đất cứng thêm, thành lớp đế cày. Không tốt cho việc trồng trọt.

Tóm lại, khi dùng vôi phải biết rõ đặc tính của từng loại vôi. Và cách cải thiện đất phèn [đất acid] đất kiềm đất mặn: [Salinity], ngộ độc hữu cơ đều giống nhau, nhưng đối với đất kiềm [ở Phan Rang, Ninh Thuận gọi là đất cà giang cát lòi hay đất kiềm thổ] thì chi dùng vôi thạch cao [Ca SO4]. Đất mặn thì chỉ rửa mặn: Lên vồng rồi tưới nước vào cho muối rút xuống sâu mà trồng cây trên vồng, không dùng vôi nào hết. Còn ngộ độc hữu cơ thì giống hệt như trị phèn.

(Nguồn HH Canada, CTY Lovet tổng hợp)