TỔNG HỢP TẤT CẢ CÁC BỆNH TRÊN CÂY GỪNG

Trồng gừng năng suất cao-một số điều cần lưu ý

TỔNG HỢP TẤT CẢ CÁC BỆNH TRÊN CÂY GỪNG

Cây gừng có vị cay nồng ấm, có rất nhiều công dụng chữa bệnh chính vì thế trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng gừng ngày càng nhiều nên gừng có giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên cây gừng thường bị một số bệnh gây hại đáng kể làm ảnh hưởng đến năng suất.

Để việc trồng gừng đạt hiệu quả về năng suất thì bà con nông dân cần phải biết rõ một số thông tin về bệnh trên gừng để có hướng chủ động và đưa ra biện pháp phòng trị kịp thời.

1. Bệnh cháy lá:

Trồng gừng năng suất cao-một số điều cần lưu ý

Tác nhân gây bệnh là nấm Pyricularia grisea thường gây hại nặng trong những ngày có ẩm độ cao, ít nắng có nhiều sương mù và kéo dài.

Triệu chứng gây hại: Vết bệnh là những vết có hình thoi màu trắng xám, nhiều vết bệnh có thể liên kết lại làm cháy cả lá. Bệnh nặng làm các lá bị cháy cây còi cọc phát triển kém giảm năng suất, đôi khi bệnh làm cháy rụi cả bụi gừng.

2. Bệnh thối củ gừng

Bệnh thối củ gừng có 2 dạng mà thông thường bà con rất khó xác định được nguyên nhân dẫn đến việc phòng trị không đúng và không kịp thời làm ảnh hưởng đến năng suất Thối khô củ gừng và thối mềm nhũn ướt. Bệnh thối khô do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Thối nhũn ướt, đó là do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.

a) Thối củ do nấm

Bệnh hại gừng và biện pháp phòng trừ

Triệu chứng: Vết bệnh đầu tiên là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm, có những lá bị úa vàng và rủ xuống. Nấm bệnh tấn công vào phần gốc cây gần mặt đất. Bệnh nặng, vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền nâu đen. Phần lớn vết bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc, làm thối một phần củ. Vết bệnh thối khô và xốp. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây và toàn bộ củ bị thối.

Bệnh sinh sản bằng hạch nấm. Hạch nấm tồn tại trong đất rất lâu, có thể tới 2-3 năm. Hạch nấm trong đất, nảy mầm thành sợi nấm, xâm nhập vào gốc và củ gừng. Điều kiện thời tiết nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, có khi làm thối cả khóm gừng.

b) Thối củ do vi khuẩn :

   Khac-phuc-benh-Thoi-cu-o-cay-gung-1-40.html 

Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào bên trong làm củ bị thối. Thối củ do vi khuẩn khác với bệnh thối khô do nấm là củ bị mềm nhũn, cắt ngang chổ thối thấy có dịch nhờn hoặc khi ấn tay vào có xì mủ hoặc nước, có mùi hôi rất khó chịu. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh còn gây hại trong thời gian bảo quản. Vi khuẩn tồn tại trong đất, xâm nhập vào củ qua vết thương.

3. Bệnh thán thư trên gừng

Bệnh hại gừng và biện pháp phòng trừ

Tác nhân: do nấm Colletotrichum sp gây hại

Triệu chứng: Vết bệnh có màu vàng lan từ mép lá vào trong làm khô lõm lá. Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa và có nhiệt độ cao , mùa nắng bệnh ít gây hại hơn .

4. Bệnh mốc sương

Bệnh hại gừng và biện pháp phòng trừ  

Tác nhân: do nấm Phytophthora infestens gây hại

Triệu chứng:

Bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao.

Vết bệnh xuất hiện ở chóp lá màu vàng như úng nước, mặt dưới lá sũng nước màu vàng tươi

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79 – 0838.25.6565