MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Bệnh phấn trắng trên cây cao su

Bệnh phấn trắng trên cây cao su

Tác nhân: Do nấm Oidium hevea

Triệu chứng:

– Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá non.

– Vết bệnh hình dạng không cố định,có màu trắng ở hai mặt lá.

Tác hại:

– Bệnh làm lá vàng,khô héo và rụng sớm,cây sinh trưởng kém.

– Hoa bị bệnh nhỏ và thối rụng.

Điều kiện phát sinh phát triển bệnh:

– Bệnh phát triển ở nhiệt độ 20-25oC, ẩm độ cao trên 90%.

– Nhiệt độ thấp và có sương mù thích hợp cho bệnh phát triển.

Bệnh gây thiệt hại nặng trên cây cao su trong mùa ra lá mới từ tháng 1-3.

Biện pháp phòng trừ:

– Trồng giống chống chịu bệnh.

– Bón tăng phân đạm và kali vào giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới giúp lá mới sớm ổn định sẽ làm giảm mức độ bệnh.

– Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh. Sul-Elong 80WG với hoạt chất Sulfur có tác dụng diệt trừ các loại bệnh nấm trên cây trồng, có thể sử dụng trừ ệnh phấn trắng trên một số cây ăn quả và rau màu khác

Sul-Elong 80WG có tác động tiếp xúc, xông hơi và phổ rộng, không kháng thuốc đối với nấm bệnh, bền vững trong nhiệt độ môi trường

Bệnh đốm nâu trên thanh long

Bệnh đốm nâu trên thanh long

Tác nhân: Do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper

Triệu chứng:

– Trên thân cành: Khi mới xuất hiện, triệu chứng ban đầu là các vết lõm màu trắng (nên một số nông dân còn gọi là bệnh đốm trắng,…), sau đó vết bệnh nổi lên thành những đốm tròn màu nâu như mắt cua.

– Trên quả: Tương tự như trên thân cành

Tác hại:

– Gây thối khô từng mảng.

– Gây nám quả làm giảm giá trị thương phẩm

Điều kiện phát sinh phát triển bệnh:

– Bệnh phát triển ở nhiệt độ 20-25oC, ẩm độ cao trên 90%.

– Nhiệt độ thấp và có sương mù thích hợp cho bệnh phát triển.

– Bệnh gây thiệt hại nặng trên cây cao su trong mùa ra lá mới từ tháng 1-3.

Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh sạch cỏ dại, không để vườn quá rậm rạp.

– Bón phân cân đối, tránh bón nhiều phân đạm và tăng cường bón lân, kali và phân hữu cơ hoại mục, tang cường các thành phần trung lượng cho cây.

– Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh. Sul-Elong 80WG với hoạt chất Sulfur có tác dụng diệt trừ các loại bệnh nấm trên câtiếp xúc, xông hơi và phổ rộng, không kháng thuốc đối với nấm bệnh, bền vững trong nhiệt y trồng. Sul-Elong 80WG có tác động độ môi trường

Nhện gié trên lúa

Nhện gié trên lúa

Tác nhân: nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley

Triệu chứng:

  • Dùng lưỡi lam rọc ngược ngay vết màu nâu tím sẽ thấy nhện sống trong hang xốp của bẹ lá.

– phần dưới cổ lá xuống bẹ ốp thân có vết màu tím rất rõ, nông dân gọi là “vết cạo gió“

– Các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng (thường gọi là “bắn máy bay”) vì phần lớn số hạt bị lép làm giảm năng suất.

Tác hại:

– Tại vị trí gây hại, tụ tập thành nhóm để cùng phát triển làm lúa trổ không thoát, nghẹn đòng và toàn bộ hạt đen lép

– Có thể dẫn đến bệnh thối bẹ

Điều kiện phát sinh phát triển bệnh:

– Nhiệt độ không khí cao, lượng mưa ít là điều kiện thích hợp cho nhện gié phát triển trên đồng

– Chân ruộng sạ dày, thiếu nước, bón nhiều phân đạm

Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh ruộng thật kỹ sau khi thu hoạch, tránh sạ dày, giữ nước trong ruộng đầy đru vì nhện gié thích hợp với điều kiện ruộng khô

– Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh. Sul-Elong 80WG với hoạt chất Sulfur có tác dụng đặ trị các loại nhện trên cây trồng, đặc biệt là nhện gié trên lúa. Ngoài ra còn trị các loại nhện khác như nhện long hung trên nhãn, nhện đỏ trên cây cam quýt . Sul-Elong 80WG có tác động tiếp xúc, xông hơi và phổ rộng, không kháng thuốc đối với nhện, bền vững trong nhiệt độ môi trường

Sâu đục quả

Sâu đục quả

Triệu chứng: Tại những lỗ đục có màu nâu sẫm

Tác hại:

– Bệnh nặng khiến quả bị rụng hàng loạt làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.

– Sâu đục quả ăn thịt quả và thải phân qua lỗ đục tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập gây thối quả rất nhanh

Điều kiện phát sinh bệnh: Loại sâu này xuất hiện nặng vào mùa khô nắng, gây hại trên các lọai cây trồng như bầu bí dưa, cà, ớt, đậu, các loại cây ăn quả như ổi, xoài, mận,…

Biện pháp phòng trừ:

Phòng trừ sâu đục quả bằng cách phun dầu khoáng D-C Tron Plus 5% vào gốc cây con trong giai đoạn cây có 2 – 3 lá.

Khi phát hiện bệnh nên sử dụng một số loại thuốc trừ sâu như Regent 800 WG, Siriphos 48EC, Bicilus 18WP… phun kỹ trên cành, cuống và quả khi quả còn non nhằm làm ung thối trứng mới đẻ hoặc sâu non trước khi chúng đục vào bên trong. Không phun thuốc khi quả đã lớn vì sâu đã đục vào bên trong nên không còn tác dụng diệt trừ nữa.

Sâu đất gây hại ở cây trồng, rau xanh

Sâu đất gây hại ở cây trồng, rau xanh

Triệu chứng:

Trứng được đẻ thành ổ ở trong đất hoặc mặt dưới lá, trên thân, trên cỏ. Mầm bệnh xuất hiện trứng có hình cầu dẹt màu trắng sữa khi gần nở chuyễn màu tím sẫm, khi nở thành sâu non có màu xám sống ở trên lá cây, ăn phần mô lá tạo nên những vết thủng li ti trên bề mặt lá.

Tác hại:

Sâu đất gây hại chủ yếu trên các loại rau xanh, rau màu, cây họ dưa, bầu bí, cà chua và các cây họ đậu. Sâu thường phá hoại ở giai đoạn cây con làm giảm năng suất.

Điều kiện phát sinh: Sâu đất thường gây hại cây trồng vào giai đoạn cây con và gây hại trầm trọng nhất ở những vùng đất cát, đất mềm khiến sâu ẩn nấp và sinh sản dễ dàng.

Biện pháp phòng trừ:

Chú ý khâu làm đất kỹ, xử lý đất trước khi gieo trồng bằng một số loại thuốc trừ sâu dạng bột như Basudin 10G, Diaphos, Vibasu 10H, Furadan 3G, Regent 3G rãi vào đất, cày ải phơi đất 2 tuần trước khi trồng để diệt trứng và nhộng, hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu.

Tùy vào diện tích cây trồng có thể bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu.

Dùng cám rang thơm trộn với thuốc Vibasu 10G để bẫy sâu, rãi vào đất quanh gốc cây trước khi trời tối.

Bọ rầy, rệp gây hại ở cây trồng

Bọ rầy, rệp gây hại ở cây trồng

Triệu chứng: chỗ bệnh có nấm màu vàng. Loại bọ rầy, rệp thường gây hại ở phần rễ, thân, lá gần mặt đất.

Tác hại: lá bị khô héo, cây còi cọc

Điều kiện phát sinh:

Bọ rầy, rệp gây hại ở điều kiện ẩm thấp, độ ẩm không khí cao, thiếu ánh
nắng hoặc ở điều kiện khô hanh, hạn hán cũng tạo điều kiện cho các loại
rầy xanh, rệp gây hại nặng cho cây trồng.

Biện pháp phòng trừ:

  • Có thể phun nước xà phòng, nước pha tỏi và ớt phun vào sáng sớm hoặc khi trời có nhiều mây.
  • Phòng trừ bệnh bằng cách rãi thuốc hột vào đất trồng hay phun các loại thuốc BVTV
  • Nếu mật độ rầy rệp tấn công nặng vào vườn cây trồng, rau củ thì phải sử dụng một trong các loại thuốc chứa Abamectin và Alpha-cypermethrin

Lem lép hạt trên lúa

Lem lép hạt trên lúa

Tác nhân: vi khuẩn Pseudomonas glumae

Triệu chứng: Lúa bị bệnh lem lép hạt trên vỏ trấu có những đốm nhỏ màu sậm biến đổi từ màu nâu đến đen, khi bị bệnh nặng tạo thành những mảng nâu đen bao trùm cả vỏ trấu, chất lượng hạt gạo kém do bị biến màu hoặc bị lép.

Tác hại: Lem lép hạt làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa, đồng thời tác hại vào vụ sau.

Điều kiện phát sinh: Thời kỳ cây lúa dễ mẫn cảm với bệnh là từ trổ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều, sạ dầy, bón phân không cân đối, bón thừa phân đạm.

Biện pháp phòng trừ:

– Chọn giống sạch bệnh, không dùng giống ở những ruộng có biểu hiện bệnh lem lép hạt.

– Trước khi ngâm ủ phải phơi khô hạt giống, bỏ những hạt lép, biến màu.

– Biện pháp hóa học: Có thể dùng loại thuốc như Azo-Elong 350SC

– Gieo cấy, sạ sao cho khi lúa trỗ không trùng với thời kỳ mưa gió nhiều và khi lúa làm đòng, trỗ bông không nên để ruộng lúa bị thiếu nước. Kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, đúng nguyên nhân để có biện
pháp xử lý hiệu quả.

 

Bệnh đạo ôn trên lúa

Bệnh đạo ôn trên lúa
Tác nhân: nấm Pyricularia oryzae

Triệu chứng:

Trên lá: Lúc đầu vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim, màu xám xanh giống như bị nước sôi, sau chuyển sang màu nâu, rồi lan rộng dần ra thành hình thoi, xung quanh màu nâu đậm, giữa màu xám trắng.

Trên cổ bông (cổ gié): Vết bị bệnh lúc đầu có màu xám xanh, sau chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm. Nếu độ ẩm không khí cao, chỗ vết bệnh sẽ mọc một lớp nấm mốc màu xám xanh.

Trên hạt: vết bệnh có hình tròn, viền nâu, tâm màu xám trắng, đường kính khoảng 1 – 2 mm.

Tác hại: có thể làm hạt lúa bị lép hoàn toàn, ruộng xơ xác gây thất thu nghiêm trọng.

Điều kiện phát sinh: nấm ưa nhiệt độ tương đối, ẩm độ không khí bão hòa và trời âm u. Bón phân đạm quá nhiều, quá muộn hoặc vào lúc nhiệt độ không khí thấp và cây còn non đều làm bệnh nặng. Bón kali trên nền đạm cao sẽ làm bệnh tăng.

Biện pháp phòng trừ:

– Cày vùi ngay sau khi thu hoạch để phân hủy rơm rạ sớm.

– Chọn giống ít mẫn cảm và xử lý hạt giống cẩn thận, tuyệt đối không lấy giống từ ruộng đã từng bị đạo ôn.

– Nên cải tạo hệ thông kênh mương bờ bao, tránh để ruộng khô nước khi bị bệnh.

– Giảm lượng giống bằng cách sạ thưa, sạ hàng với lượng giống dưới 100 kg/ha.

– Sử dụng thuốc trừ bệnh như Azo-Elong 350SC

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79