QUY TRÌNH BÓN PHÂN DÀNH CHO CÂY THANH LONG

Thanh long ruột đỏ - trái ngọt từ mảnh đất sỏi đá Hòa Bình

QUY TRÌNH BÓN PHÂN DÀNH CHO CÂY THANH LONG

Tùy theo loại đất canh tác và các giai đoạn sinh trưởng mà cây thanh long sẽ có nhu cầu lượng phân bón khác nhau. Nếu đất canh tác đã giàu chất dinh dưỡng, chất hữu cơ thì nên bón ít lại để tiết kiệm chi phí.

Ngược lại, nếu đất cằn cỗi và bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng thì phải tăng lượng phân bón để đáp ứng đủ nhu cầu của cây.

Thanh long ruột đỏ - trái ngọt từ mảnh đất sỏi đá Hòa Bình

Mỗi năm, thanh long có thể cho thu hoạch lên đến 3 vụ, vì thế cây cần được chăm sóc và đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, để tránh tình trạng năm được mùa, năm mất mùa.

Để an toàn cho sức khỏe cũng như hạn chế được việc đất bị thoái hóa, mà vẫn đạt năng suất, chất lượng cao thì khuyến cáo nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ.

Bón lót: Bón trước khi trồng Sử dụng các loại phân bón hữu cơ chuyên dùng cho cây thanh long, lượng phân từ 1 – 1,5 kg/trụ, sau đó lấp đất và phủ một ít rơm rạ lên gốc rồi tưới nước để giữ ẩm.

Bón thúc:

Giai đoạn kiến thiết: Bón phân hữu cơ vi sinh vào năm thứ nhất khoảng 0,3 – 0,5 kg/trụ mỗi tháng, năm thứ hai sử dụng khoảng 0,5 – 1 kg/trụ vào mỗi tháng hoặc một tháng rưỡi bón 1 lần.

Giai đoạn kinh doanh: Tính từ năm trồng thứ 3, bón phân hữu cơ vi sinh 2 lần trong năm, vào đầu và cuối mùa mưa. Mỗi lần bón 1 – 1,5 kg/trụ.

Trong thời gian xử lý ra hoa nghịch vụ: Trước khi chong đèn từ 10 – 15 ngày, bón 1 – 1,5 kg/trụ, khi thấy nụ hoa xuất hiện thì bón 1 – 2 kg/trụ, sau khi lặt râu từ 6 – 8 ngày bón 1 – 2 kg/trụ,

Khi trái đã được 18 – 20 ngày thì bón 0,5 – 0,7 kg/trụ. Nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh hoặc phân bón hữu cơ khoáng.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ: 0969.64.73.79