KĨ THUẬT TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH
Hiện nay, việc trồng măng tây đang mở ra một hướng đi tích cực cho bà con nông dân. Với giá trị dinh dưỡng cao, măng tây đang trở lên gần gũi với bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Với nhịp độ phát triển của cuộc sống, thị trường tiêu thụ măng tây là vô cùng lớn đặc biệt là TP HCM và Hà Nội. Lượng cung không bằng cầu như vậy,vấn đề là ở đâu?
Trước tình trạng đó chúng tôi đã cử cán bộ kỹ thuật đến các nông trại sản xuất măng ở các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng, Thanh Hóa,… để tìm hiểu nguyên nhân. Qua thực tế chúng tôi hiểu rõ được một số nguyên nhân chính dẫn đến việc năng suất của măng giảm. Đó chính là việc chăm sóc măng không đúng quy trình dẫn đến măng bị kiệt sức, bị nấm bệnh. Giống măng không phù hợp với khí hậu các tỉnh miền Bắc.
Trải qua quá trình tham khảo, nghiên cứu và thực tế chúng tôi giới thiệu với bà con một phương pháp trồng hiệu quả và cách chọn hạt giống hợp lý.
QUY CÁCH SẢN PHẨM
1. Hạt giống
– Hạt giống được nhập khẩu từ Mỹ, do điều kiện khí hậu miền bắc là cận nhiệt đới nên chúng tôi đã chọn giống Jersey F1 để cung cấp giống cho các nông trại ở miền Bắc.
– Ưu điểm: Sản lượng cao, chịu rét tốt, khả năng chống chịu bệnh, sinh trưởng nhanh,…phù hợp với khí hậu ở miền Bắc
2 . Cây ươm
– Cây ươm 1,5 tháng tuối: 3 chồi, rễ bao phủ toàn bộ bầu ươm.
– Cây ươm 2,5 tháng tuổi: 5 chồi, rễ bao phủ toàn bộ bầu ươm.
3. Măng tây tươi
– Loại 1:Chiều dài măng: 30cm. Đường kính gốc măng: 0,9 – 1,5cm.
– Loại 2: Chiều dài măng: 28cm. Đường kính gốc măng: 0,6 – 0,8cm.
– Loại 3: Chiều dài măng: 25cm. Đường kính gốc măng: 0,3 – 0,6cm.
I. TÌM HIỂU VỀ CÂY MĂNG TÂY
1. Đặc điểm sinh trưởng & phát triển của cây Măng tây:
Cây Măng tây có tuổi thọ khoảng 30 năm, trồng thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt đới nhiệt độ trung bình 250C-330C(cây có năng suất cao nhất ở nhiệt độ bình quân 300C),thuộc lớp thực vật một lá mầm, dạng bụi, thân thảo, lá kim, chịu hạn rất tốt, khi trưởng thành cây sẽ bung tán cành lá rộng 1 mét, cao tới 1,5-1,8 mét. Bộ rễ chùm cây Măng tây 4-5 năm tuổi có 150-200 cọng rễ trải rộng 50-70 cm,có hình dáng trông như cái nôm cá với80% là rễ hút dinh dưỡng ăn sâu 0,30-0,60 mét và20% là rễ hút nước có thể cắm sâu đến 2-3 métdưới chân đất trồng. Cây Măng tây có hoa đơn tính màu lục nhạt, trái khi chín màu đỏ có 4-6 hạt màu đen.
Nhờ được các nhà khoa học kỹ thuật tuyển chọn rất kỹ ngay từ khâu sản xuất giống, trên đất trồng cây Măng tây bao giờ cũng có 80-90% số cây làcây namchủ yếu cung cấp Măng và 10-20% số cây làcây nữvừa cung cấp Măng(to hơn nhưng ít hơn cây nam),vừa cung cấp hoa và trái lấy hạt. Các cây nam trông khoẻ mạnh hơn, thông thường cho sản lượng Măng thu hoạch nhiều hơn cây nữ 20-25%.
Cây Măng tây ươm giống 2-3 tháng, trồng ra đất 4-6 tháng bắt đầu cho Măng tơ, thu hoạch liên tục mỗi ngày, có thể cho thu hoạch kéo dài 6-8 năm, thậm chí 10-15-20 năm.
Sản phẩm của cây Măng tây là các chồi Măng non có tên thương mại là rau Măng tây xanh. Rau Măng tây xanh là nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng nhất của cây Măng tây. Trước khi nhú khỏi mặt đất, các chồi non Măng tây khởi đầu có thân màu trắng(Măng tây trắng),khi nhô cao khỏi mặt đất, sau khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp chiếu xạ chúng phát triển nhiều diệp lục tố làm cho thân Măng chuyển hoá thành màu xanh(Măng tây xanh).
Sản lượng Măng tây thu hoạch sẽ tăng dần từ 20-25-30 tấn/ha/năm từ năm thứ 2 đến thứ 4 lên 35-40-45 tấn/ha/năm từ năm thứ 5 đến thứ 10… Tuỳ theo đất trồng và cách chăm sóc, từ năm thứ 10 hoặc 15 trở đi, khi năng suất và chất lượng Măng đã giảm(thân măng nhỏ dưới <8 mm)thì cần phá bỏ cây cũ đi để trồng lại cây mới sau khi đất đã luân canh cải tạo bằng 1-2 vụ cây trồng khác như các loại cây họ đậu…
2. Giá trị dinh dưỡng trong 100 gr rau Măng tây:
Rau Măng tâylà một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có thể ăn tươi như rau sống, hoặc hấp/luộc/trụn sơ 2-4 phút với nước sôi + một ít muối + 1 ít giấm(để vẫn giữ được độ dòn và màu xanh),tẩm bơ/sữa tươi/rượu mùi, rồi hấp/luộc/chiên/xào/nấu/nướng với dầu hào/dầu mè/dầu olive và các loại tôm, cua, thịt, cá; làm lẩu, nấu canh, làm gỏi, dưa chua, kim chi, làm nhân bánh, yaourt, nước ép, xay sinh tố với bơ đậu phọng + sữa,… đều rất ngon và rất bổ dưỡng.
Các nhà khoa học Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã phân tích được trong 100gr rau Măng tây xanh có: Energy: 20kcal (1%) – Đường Carbohydrates: 3,88gr (4%) – Sugar (đường): 1,88gr – Protein: 2,20gr (2,5%) – Fat(Chất béo thực vật):0,12gr (0,5%) – Cholesterol: 0gr (0%) – Dietary Fiber(chất xơ):2,10gr (5,5%) @ Chất khoáng: Calcium: 24mg (2%) – Magnesium: 14mg (1%) – Manganese: 0,158mg (7%) – Selenium: 2.3mcg (4%) – Copper: 0.189mg (21%) – Iron: 2,14 mg (14%) – Zinc: 0,54gr (5%) – Phosphorus: 52mg (7%) – Potassium: 20,2 mg (4%) – Chất điện giải(Electrolytes):Potassium: 20,2mg (4%) – Sodium 2mg <1% – Chất tro: 0,6 % – Vitamines: Thiamine(Vitamin B1):0,143 mg (12%) – Riboflavin(Vitamine B2):0,141 mg (11%) – Niacin(Vitamine B3):0,978 mg (7%) – Pantothenic Acid(Vitamine B5):0,274 mg (5%) – Pyridoxine(Vitamine B6):0,091 mg (7%) – Folate(Vitamine B9):52 μg (13%) – Vitamin K: 41,6 µg (35%) – Vitamine A: 756 IU (25%) – Vitamine C: 5,60 mg (9%) – Vitamin E: 1.13 mg (7.5%) Phyto-nutrients: Lutein-Zeaxanthin: 710 µg – Carotene-ß: 449 µg – Carotene-α: 9 µg;…
3. Các dược tính của cây rau Măng tây:
Cây Măng tây rất giàu dược tính:Từ cây Măng tây, các nhà khoa học đã chiết xuất được 141 hợp chất hoá học quý hiếm, trong đó có 31 hợp chất hoá học trực tiếp có tác dụng phòng chống và điều trị bệnh ung thư.Từ 2.000 năm trước, người Hy Lạp, người Ai Cập và La Mã cổ đại đã biết sử dụng Măng tây làm thuốc lợi tiểu, trị táo bón, chống lão hóa da, phòng ngừa bệnh tim mạch, suy gan, thận, tăng cường sứckhoẻ tình dục.Vua Louis XIV của Pháp đã từng đem Măng tây về trồng trong cung điện nhà vua để phục vụ cho mình và giới quý tộc.Từ rễ cây Măng tây, người Pháp đã bào chế raDescinq Racinesslàm thuốc lợi tiểu, người Đức cóKommission E trị nhiễm trùng đường tiểu, sạn thận, người Ấn Độ cóShatawari làm thuốc tăng cường sinh lực, kích thích tình dục,…
Cây Măng tây rất giàu dinh dưỡng: Măng tây chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt các chứng táo bón, chất Asparagine giúp lợi tiểu, phòng trị các bệnh ung thư, tiểu đường, suy gan và đau bàng quang. Măng tây còn là nguồn cung cấp chất đạm Homocystein giúp người lao động trí óc giảm stress, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, chống béo phì và chống lão hóa da, ổn định kinh nguyệt, làm giàu sữa mẹ, giúp điều trị bệnh goutte và bệnh tim mạch, làm giảm cholesterol; có lượng Magnesiumvà Potassiumcao giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa xơ vữa mạch vành và bệnh đột quỵ tim mạch rất hữu hiệu.Măng tây còn có Beta-Carotene giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Và đặc biệt hơn, Măng tây còn có khả năng giúp tăng cường rất tốt sức khoẻ tình dục vợ chồng(thiên nhiên đã chủ ý tạo hình “ngọn giáo khoẻ mạnh” cho chồi non rau Măng tây xanh).Ngoài ra, Măng tây còn có dược chất Synthetase chứa nhiều tinh thể Nitơ rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, giúp hạn chế các khuyết tật khi cấu tạo tế bào máu và hệ thần kinh ở thai nhi. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ(US National Cancer Institute), Măng tây cũng có nhiềuFolatevàGlutathionelà chấtchống ung thư và chống lão hóarất hữu hiệu.
II. GIỐNG VÀ CÁCH ƯƠM MĂNG TÂY
1. Chọn hạt giống
+ Hạt giống F1 có năng suất và chất lượng cao, kháng nấm bệnh rất cao, dễ trồng và thu hoạch.
+ Hạt giống F2 có năng suất và chất lượng kém hơn giống F1 khoảng 20- 25%, kháng bệnh cao dễ trồng và thu hoạch. Thường được lai tạo theo điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của các nước mua giống trồng cây, giá cả bằng ½ loại giống F1
+ Hạt giống tạp (dòng F3, F4, F5,…,Fn): Người trồng hái lấy trái chính đỏ của dòng cây sau đời F2, F3,..làm hạt giống trồng măng F3, F4, F5,… Đối với giống này năng suất thấp hơn, chất lượng măng nhỏ thường lấy cành lá làm kiểng bán kèm theo hoa.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang bán các giống măng nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau, phổ biến là có các thương hiệu sau: Mary Washinton, UC- 800, UC- 157, Grande, Atlas, Jersey,…
Qua thời gian thực nghiệm và nghiên cứu chúng tôi đã chọn giống Jersey F1 phù hợp với khí hậu cận nhiệt đới ở miền bắc. Đối với giống này về khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng cao hơn các giống khác chúng tôi đã trồng khoảng 20%.
2. Sản xuất cây giống
2.1. Giá thể ươm giống cây măng tây
– ¼ đất ươm đảm bảo phải sạch bệnh, độ pH = 6,5-7,5. Nên chọn đất phù sa là tốt nhất.
– ¼ cát đen + canxi để phối trộn thành đất cát pha tỉ lệ 50/50
– ¼ phân xanh bao gồm tro trấu, rơm mục hoặc xơ dừa đã xử lý nước vôi hoặc sunfat đồng khử nấm, sâu bệnh
– ¼ phân trùn quế có bổ sung lân, phân chuồng ủ hoai + Ure và chế phẩm sinh học Trichoderma hoặc phân hữu cơ tổng hợp bán sẵn trên thị trường.
Ngoài ra người ươm có thể dùng thêm một số chế phẩm kích thích sinh trưởng như GA3, Agrostim,…
2.2. Bầu ươm giống
Bầu ươm cây giống thường làm bằng loại bao bì tự hủy hoặc túi nilon đen bán sẵn trên thị trường. Các bầu ươm phải có lỗ thoát nước bên dưới, tùy theo thời gian ươm mà ta chọn kích thước bầu ươm khác nhau.
Thời gian ươm 1,5 tháng, dùng bầu kích thước: 10x15cm
Thời gian ươm 02 tháng, dùng bầu kích thước: 15x20cm
Thời gian ươm 03 tháng, dùng bầu kích thước: 20x25m
2.3.Cách ươm giống
Bước 1:
– Lấy đủ số lượng hạt giống đem phơi nắng khoảng 2-3 giờ dưới ánh nắng cho hạt thật khô. Mục đích: Tăng độ hút nước của hạt giống.
– Cho hạt giống vào bọc vải đưa vào nước chà xát nhiều lần cho hạt sạch tạp chất và màng bao vỏ hạt còn sót lại.
– Khi hạt giống chuyển từ màu xám mờ sang màu đen bóng thì dừng lại.
Bước 2:
– Ngâm hạt giống đen bóng đó vào nước ấm nhiệt độ bình quân 300 – 350 C. Mục đích: tạo điều kiện thuận lợi cho hạt giống nảy mầy dễ dàng hơn – Ngâm khoảng 12 giờ.
Bước 3:
– Chuẩn bị 01 hộp để đựng hạt giống( tùy theo lượng hạt ươm ta sẽ dùng kích thước hộp khác nhau để cho đủ số hạt vào đó) và 02 miếng vải thun sậm màu.
– Tẩm ướt cho cả hai tấm vải rồi trải một tấm xuống đáy hộp.
– Khi hạt giống được ngâm trong nước khoảng 12 giờ thì mang hạt ra trải đều trên lớp vải trong hộp. Rồi lấy tấm vải còn lại phủ lên toàn bộ lớp hạt đã được trải đó.
– Đậy nắp hộp lại, lưu ý nên để một số lỗ thoáng trên hộp để hạt trao đổi không khí. Luôn giữ độ ẩm cho lớp vải là 50% và nhiệt độ trung bình là 300 C. Nếu nhiệt độ không khí thấp quá ta có thể dùng bóng điện 100w để ủ ấm cho hạt.
Bước 4:
– Trong vòng từ 2-7 ngày các hạt giống sẽ lần lượt nứt nanh mầm rẽ con( điều kiện khí hậu không thuận lợi sẽ có những hạt khoảng 12 ngày mới nứt nanh). Ta lật lớp vải thun phía trên lên rồi cẩn thận lấy những hạt đã nứt nanh mang cho vào trong bầu ươm.
– Sau đó ta lại lấy lớp vải đó phủ lại những hạt còn lại và đậy nắp hộp lại tiếp tục quá trình ủ hạt. Đợi các hạt đó nứt nanh thì mang ra ươm trong bầu.
Bước 5:
– Khi bầu đã ươm đã được chuẩn bị tốt trong vườn ươm. Ta dùng đũa hoặc ngón tay ấn một lỗ khoảng 0,5-1cm ở giữa bầu giá thể, cẩn thận dùng nhíp gắp từng hạt đã nứt nanh mầm xuống rồi lấp nhẹ bằng một lớp tro trấu mục hoặc đất tơi xốp lên trên hạt tránh côn trùng, gia xúc hoặc kiến tha hạt đi.
– Sau đó tưới nước nhẹ một lượt lên toàn bộ các bầu ươm, cẩn thận không để vòi nước tưới trực tiếp quá mạnh làm văng hạt giống ra khỏi bầu. Các bầu ươm phải lấy được ánh nắng toàn phần, nguồn nước tưới phải đảm bảo độ pH= 6,5-7,5 và luôn giữ độ ẩm cần thiết 50%.
Bước 6:
– Sau khi ươm hạt khoảng 10 ngày thì các cây giống con sẽ mọc lên.
– Khi cây cao khoảng 10cm thì tiến hành bon thúc 10 ngày/lần với dung dịch NPK 15-15-15 pha loãng 0,1% để kích thích sự phát triển của cây.
– Sau thời gian khoảng 1 tháng thì ta bổ xung lân hoặc vôi pha loãng tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển.
– Nếu cây giống bạc đầu thì ta phải bổ xung them can-xi. Nếu giá thể ươm giống dùng phân trùn quế + lân thì bầu giống đã sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây giống suốt thời gian 3 tháng ươm.
Thời gian ươm cây giống:
Đối với cây măng tây tùy theo điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng mà ta có thể trồng sớm hay muộn. Thông thường thời gian ươm cây kéo dài trong khoảng thời gian là 2-3 tháng.
Cây giống đảm bảo các điều kiện sau thì sẽ được mang ra đất trồng:
– Đường kính gốc măng: 3-5mm
– Chiều cao của măng: 50-70cm
– Số cọng rễ: 10-20 cọng
Khi đó cây giống sẽ đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển ngoài đất trồng.
III. KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY
Cây măng tây sinh trưởng và phát triển mạnh với các loại đất trồng tơi xốp và giàu dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc chu đáo và đặc biệt cây phải lấy được 100% ánh nắng toàn phần. Đối với đất trồng thiếu ánh nắng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp dẫn đến cây kém phát triển, năng suất cũng như chất lượng sẽ giảm mạnh.
Đối với khí hậu miền bắc nước ta, nhiệt độ trung bình cao 20-35C rất thích hợp cho việc trồng măng. Ta nên chọn đất trồng là đất pha cát 50/50 là phù hợp với đặc tính sinh thái của măng tây nhất. Ta cũng có thể chọn đất trồng như: đất đỏ bazan, đất phù xa, đất xám, đất thịt nhẹ, sau đó cải tạo thành đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ.
Điều kiện đất trồng:
– Thế đất phải cao ráo, giàu dinh dưỡng.
– Tiêu thoát nước tốt. Những vùng trũng quá cần phải đào rãnh xung quanh và có bơm tháo nước khi bị ngập úng.
– Tầng canh tác dày khoảng: 0,6-1m để bộ rẽ phát triển thoải mái.
– Mực nước ngầm phải cách khoảng 1m để tránh thối hỏng bộ rễ.
– Độ ẩm đất luôn luôn giữ trong khoảng 60-70%,
– Độ pH= 6,6- 7,5.
– Thế đất không được dốc quá 10%, tránh trường hợp bị xói mòn.
2. Chuẩn bị đất trồng:
Hai tháng trước khi trồng, phải tiến hành cày đất sâu khoảng 30-50cm hai lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 ngày, kết hợp làm cỏ sạch, phun thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu bệnh. Tùy theo chất đất ta cần dùng vôi bột và rơm trấu mục để tăng độ tơi xốp cũng như khử chua cho đất.
Ban phẳng đất trồng, tùy theo mật độ trồng đã định căng dây lấy mực cho thẳng rồi vét rãnh thoát nước( rộng: 20cm, sâu:30cm), sau đó lấy đất lên luống rộng 1mét. Phơi nắng tầm 01 tháng để khử sâu bệnh và cỏ dại.
3. Trồng cây ra đất sản xuất:
Cây măng tây thường được trồng theo luống, theo từng hàng thẳng trên tim luống. Ta nên trồng theo hàng đơn: Cây cách cây 45cm, hàng cách hàng 1,2m. Với mật độ đó sẽ trồng được khoảng 18.000- 20.000 cây/ha.
Tiến hành trồng cây xuống đất. Ta cuốc đất thành hố rộng khoảng 50cm sau đó trộn đất với phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai đã được khử bệnh và bổ xung lân để bón lót trong hố trồng. Cẩn thận rạch bỏ bao nilong ở bầu giống, giữ nguyên giá thể rồi đắt ngay ngắn vào trong hố trồng sao cho mặt bầu bằng với mặt đất trồng, sau đó dùng đất bên mép luống phủ kín bầu cây lại.
Sau khi trồng xong, tiến hành tưới nước thấm qua rãnh hoặc phun sương hàng ngày để giữ độ ẩm cho đất. Cần theo dõi thường xuyên hàng ngày, trong trường hợp cây bị bệnh hoặc chết phải thay thế bằng cây giống khác.
Lưu ý: khi trồng vào mùa mưa cần phải có biện pháp bảo vệ cây con tránh trường hợp cây bị hỏng khi chưa kịp bắt rễ xuống đất trồng.
4. Nhân công trồng măng tây:
Do đặc tính của cây măng tây, nên 01ha cần 05 nhân công khỏe mạnh để chăm sóc tốt cho cây. Khi cây được thu hoạch thì tùy theo sản lượng có thể thêm nhân công để thu hoạch và đóng gói, bảo quản sản phẩm.
IV. CÁCH BÓN PHÂN CHO MĂNG TÂY
Để đảm bảo việc thu hoạch sản phẩm măng tây đều đặn hàng ngày với năng suất và chất lượng cao người trồng cần phải thường xuyên tưới tiêu và cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách hợp lý.
Thông thường cứ 03 tháng ta tiến hành bón phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai có bổ xung lân. 10 ngày/1 lần phải bón phân NPK và phân bón vi sinh bón lá như: WEHG, GA3, Agrostim,… để kích thích cây sinh trưởng trổ nhiều măng. Cần phải kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma để khử tuyến trùng giúp hạn chế các mầm bệnh gây hại cho cây. Với việc dùng phân hữu cơ sẽ giúp măng tây tăng khả năng phát triển, thúc đẩy quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng sản lượng và chất lượng, thời gian thu hoạch và tuổi thọ của măng.
Quá trình bón phân chia làm 4 giai đoạn như sau( Diện tích là: 1Ha)
1.Giai đoạn bón lót
Bón phân trước khi trồng. Cần khoảng 30 tấn phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai có bổ xung vi sinh và lân Đối với đất không tơi xốp thì cần thêm khoảng 30 tấn chất độn như tro trấu, xơ dừa,…đã được khử nước vôi). Kết hợp dùng chế phẩm Trichoderma và 3 tạ NPK.
2.Giai đoạn bón thúc
– Sau khi trồng 15 ngày:
Bón thúc 150kg NPK 15-15-15. Vun đất cao 5cm đậy gốc bảo vệ rễ, kết hợp phun thuốc phòng ngừa bệnh nấm và sâu hại. Tránh phun thuốc cỏ, sẽ làm cháy lá măng non.
Khi cây con cao dần ta dùng cọc tre hoặc cột bê tông có chiều cao: 1,2m đường kính: 5cm . Tiến hành đóng cọc 2 đầu luống rồi dùng dây nilon hoặc dây điện thoại hỏng căng đôi kẹp lỏng giữa thân cây, giữ cây luôn thẳng. Tuy theo sự phát triển của chiều cao thân măng ta nâng đôi dây lên dần.
– Sau khi trồng được 30 ngày:
Khi cây phát triển nhiều thân mới, xối đất làm sạch cỏ. Bón thúc 150kg NPK 16-16-8. Vun đất cao 5cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ và giữ mặt luống đất trồng khoảng 80cm so với mặt đất tự nhiên. Phun thuốc phòng ngừa nấm và sâu bệnh. Luôn giữ cây đứng thẳng để cây lấy được ánh nắng toàn phần tạo điều kiện tốt cho bộ lá quang hợp tổng hợp chất hữu cơ nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
– Sau khi trồng được 45 ngày:
Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Cắt tỉa những cây nhỏ chọn giữ lại khoảng 3-5 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi. Tỉa bỏ cây bị sâu bệnh và cây bị nghiêng ngả, cây già yếu. Xới đất làm cỏ rồi bón thúc 200kg NPK 15-15-15. Vun đất cao 5cm đậy gốc bảo vệ bộ rễ. Giữ độ cao của mặt luống khoảng 80cm so với mặt đất. Phun thuốc nấm và sâu bệnh gây hại. Cần giăng thêm dây giữ cây hoặc năng dần dây đôi theo chiều cao thân măng.
– Sau khi trồng được 120 ngày:
Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 3 cây mẹ khỏe mạnh trên bụi, tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ. Xới đất, làm sạch cỏ rồi bón thúc 300kg NPK 16-16-8. Vun đất cao 5cm rồi đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Giữ độ cao mặt luống khoảng 80cm so với mặt đất tự nhiên. Phun thuốc ngừa nấm và sâu hại. Giữ cây luôn đứng thẳng để lấy được ánh nắng toàn phần
– Sau khi trồng được 135 ngày:
Giai đoạn này cây bắt đầu cho lứa măng tơ đầu tiên. Ta quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính gốc khoảng gần 1cm, lá chuyển sang màu xanh đậm thì giữ lại 3 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi. Tiến hành cắt bỏ cây bị sâu bệnh, cây bị nghiêng ngả, cây già yếu và cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 50cm để thông gió. Xới đất làm sạch cỏ rồi bón thúc 400kg NPK 21-7-14, vun đất cao 5cm rồi đậy gốc lại bảo vệ bộ rễ. Vẫn đảm bảo độ cao của mặt luống so với mặt đất tự nhiên là 80cm. Phun thuốc phòng ngừa nấm và sâu bệnh.
Khi thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được khoảng 15 ngày thì bón thúc 300kg NPK21-7-14; thu tiếp 15 ngày thì tạm ngừng thu hoạch. Tránh cây bị mất sức làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của đợt thu tiếp theo.
3. Giai đoạn bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế
– Khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 15 ngày khi quan sát cây mẹ trẻ thay thế đủ lớn, tiến hành nhỏ 3 cây mẹ già yếu cũ. Xới đất, làm sạch cỏ non rồi bón thúc 400kg NPK 15-15-15. Vun đất cao 5cm đậy gốc bảo vệ cổ. Chiều cao luống so với mặt đất tự nhiên khoản 80cm. Phun thuốc phòng ngừa nấm và sâu bệnh.
– Khoảng 20 ngày sau, khi ta quan sát đường kính thân cây mẹ mới khoảng 1cm, bộ lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiến hành cắt tỉa bớt ngọn măng giữ ở độ cao 1,2m. Bón thúc 12 tấn phân trùn quế có ủ lân hoặc phân chuồng ủ hoai. Kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma+ 400kg NPK 21-7-14. Vun đất cao 5cm đậy gốc lại rồi phun thuốc phòng trừ nấm bệnh và sâu hại.
– Sau khi cắt hạ ngọn khoảng 10 ngày, cây bắt đầu cho ra lứa măng mới. Thu hoạch lứa măng này kéo dài khoảng 2 tháng thì cho nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế.
– Sau khoảng 1 tháng dưỡng cây mẹ mới thì ta sẽ thu hoạch lứa măng thứ 3 này khoảng 3 tháng. Cứ như vậy cho các đợt cây mẹ mới tiếp theo.
Lưu ý: Chu kỳ thu hoạch măng ngắn hay dài tùy thuộc vào chế độ chăm sóc của người trồng, nó ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng của măng rất nhiều.
4. Giai đoạn bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng
Trong một chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 3 tháng. Cần tiến hành bón thúc phân đều đặn 15 ngày/lần với 400kg NPK 21-7-14. Tùy theo sự phát triển của cây mà ta có thể sử dụng thêm các chế phẩm sinh học bón lá (WEHG,Agrostim, GA3,…) để kích thích cây măng phát triển cho nhiều măng cũng như chất lượng măng tốt hơn.
V. CÁCH CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY
1. Tưới và thoát nước cho măng tây
Bên cạnh bón phân hợp lý thì nước tưới là một yếu tố quyết định cho năng suất măng nhiều hay ít. Độ ẩm của đất trồng măng tây luôn luôn được giữ trong khoảng 60-70% là phù hợp nhất. Mùa hè ở miền bắc nước ta nắng gắt cần phải tưới 2 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm cho đất, nên tưới vào buổi sáng sau khi thu hoạch măng xong hoặc cuối buổi chiều mát. Trong thời gian thu hoạch măng thì không nên tưới vào buổi chiều vì sẽ làm đọng nước trên búp măng làm giảm thành phẩm của măng. Chúng ta có thể tưới nước theo rãnh hoặc phun sương tùy theo thiết kế của mỗi nông trại.
Trong trường hợp mưa kéo dài làm ngập măng thì ta phải dùng bơm tháo nước ngay. Vì bộ rễ của măng bị ngập úng quá 24 giờ sẽ làm ảnh hưởng lớn đến măng và kéo theo nhiều bệnh nấm.
2. Cách làm cỏ cho măng tây
– Chủ động làm cỏ trước khi trồng măng ra vườn. Từ khi chuẩn bị đất trồng cần làm sạch cỏ, phun thuốc diệt mầm cỏ.
– Trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/ lần, cần phải dọn cỏ sạch sẽ khi cỏ còn non. Tránh trường hợp cỏ già rơi hạt tái sinh ra lớp cỏ con cháu.
– Trong thời gian mới trồng được 1-5 tháng do cây còn nhỏ bộ rễ chưa phát triển rộng, để ngăn ngừa cỏ ta có thể phủ lên mặt luống màng phủ nông nghiệp, hoặc tro trấu, xơ dừa, rơm đã được khử mầm bệnh.
– Trong thời gian dưỡng cây mẹ thay thế cũng có thể phun thuốc diệt cỏ. Một số loại thuốc diệt cỏ dùng cho măng tây: Dual, Fagon, Agropac, Terbacil, Dicamba,…
VI. CÁCH THU HOẠCH MĂNG TÂY
– Thời gian thu hoạch thường vào buổi sáng từ 5h30- 8h30, trước khi mặt trời mọc. Tránh trường hợp măng tiếp xúc với ánh nắng sẽ làm bị héo, mềm yếu ảnh hưởng đến thương phẩm.
– Trong thời kỳ thu hoạch nhiều, hoặc lý do nhập hàng của các đơn vị thu mua thì có thể thu hoạch măng vào cuối buổi chiều khi đã hết nắng.
– Măng tây sau khi được thu hoạch phải đem ngay vào nơi thoáng mát, tránh không để tiếp xúc với ánh nắng. Sau đó sơ chế phân loại theo yêu cầu của bên thu mua.
– Dùng dây cột măng lại thành từng bó tùy theo quy cách đóng gói, sau đó chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua.
– Sản phẩm măng tây được phân phối ra thị trường luôn hoặc được bảo lạnh theo tiêu chuẩn kỹ thuật bảo quản thực phẩm.
VII. CÁCH PHÒNG TRỪ NẤM VÀ SÂU BỆNH
1. Các loại sâu bệnh
– Đối với các loại sâu đất, sâu xanh, côn trùng cắn hại cây, có thể dùng các chế phẩm Chlorban 50, EC, Vertimec, Biocin, Actamec và Abamix.
– Đối với các loài bọ trĩ, rầy mềm,.. có thể dùng Sagomycine, Confidor, Regent,…
– Đối với dế nhũi, rệp sáp hại dễ có thể dùng các loại thuốc diệt rầy
2. Các loại bệnh hại
– Các bệnh thường gặp ở măng tây như: bệnh thán thư, bệnh thối gốc rễ và chồi măng, bệnh khô cây, bệnh đốm thân cành, bệnh sương mai,bệnh gỉ và một số bệnh do tuyến trùng và Virus hại măng.
– Đối với nấm bệnh làm khô cành sọc thân, nấm hại lá, nấm hại rễ và làm thối gốc chết cây thì có thể dùng chế phẩm Triscophos, Validan, Carban, Carbenzim, Daconil,…Phun trong thời gian nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế hoặc phun vào lúc làm cỏ, bón phân.
– Đối với nấm hại rễ có thể dùng Wofatox, Dipterex 0,1%.
– Đối với cách loại bệnh do vi khuẩn gây ra có thể dùng Kasai, Kasumin,.. để diệt trừ.
* Lưu ý:Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, cần phải phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đảm bảo thời gian cách ly thu hoạch theo đúng quy định của từng loại thuốc bảo vệ thực vật. Nếu cây bị bệnh nặng, cần phải ngưng thu hoạch, tiến hành loại bỏ và xử lý thuốc trị bệnh.
VIII- CÁCH CHẾ BIẾN MĂNG TÂY
– Măng tây tươi là một loại thực phẩm có thể chế biến ra rất nhiều món ăn bổ dưỡng: Măng tây xào thịt bò, măng tây chiên, măng tây trộn salad, măng tây luộc, măng tây nướng cuộn thịt, sinh tố măng tây,….
– Rễ măng tây phơi khô chế biến thành trà măng tây rất tốt cho sức khỏe
– Lá măng tây dùng để trang trí trong các bó hoa.