KĨ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN RA HOA VÀ ĐẬU QUẢ

KĨ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN RA HOA VÀ ĐẬU QUẢ

Thời gian này nhiều vườn khu vực Daknong, Daklak và Miền Đông sầu riêng đang ra hoa rộ và bắt đầu xả nhụy đậu trái. Vấn đề đâu đầu nhất của bà con là khi sầu đang ra xổ nhụy mà lại ra đọt non là cho rụng hết hoa và trái non.

Vậy chúng ta xủ lý như thế nào? Sau đây tôi sẽ trình bày cho bà con biện pháp xử lý cho trường hợp này mà không ảnh hưởng cũng như không mất sức cây. Tùy vào trường hợp cụ thể trong vườn mà bà con có thể gia giảm lượng phân cho phù hợp nhé.

Trước khi đi vào vấn đề chính thì bà con cần phải biết là không chỉ cây sầu riêng mà hầu hết các loại cây trồng khi đang ra hoa hoặc trái non mà nhú đọt thì hầu hết là rụng và khó đậu trái. đó là do sinh lý của cây trồng, hoa trái là sinh đẻ, đọt non là sinh tồn.

Nguyên lý sinh tồn sẽ quan trọng hơn là sinh đẻ 🙂 năm nay không đẻ được thì năm sau (cái này tôi giải thích theo kiểu nôm na cho bà con dễ hiểu). Do đó khi đọt non nhú ra thì cây luôn ưu tiên để nuôi bộ lá trước, dinh dưỡng dồn vào bộ lá thì hoa nhận ít hơn nó sẽ rụng bớt hoặc hết là điều tất nhiên. Nếu 1 vườn cây bà con chăm sóc đầu tư bài bản, cây sung tốt thì có nhú đọt non cũng sẽ không rụng hoa hay trái non là bao nhiêu.

Có 2 phương pháp xử lý đọt sầu giai đoạn ra hoa
1: phương pháp cổ điển mà đặc biệt là bà con miền Tây hay áp dụng từ xưa là ém đọt trong giai đoạn ra hoa. Cách này bà con thường dùng paclo, các thuốc cháy đọt hoặc dùng hỗn hợp MKP + MX 3 để ép đọt từ khi cây ra hoa cho đến trái hơn 1kg (thời gian ém đọt tầm 3-4 tháng tùy thuộc vào thời tiết).

Cách làm này đảm bảo ít rủi ro nhất cho cây nhưng nó chỉ phù hợp ở miền Tây khí hậu ôn hòa quanh năm và chế độ tưới nước chủ động, số lượng cây ít. tuy nhiên do xử lý paclo nhiều nên cây cho năng suất và tuổi thọ không ổn định bằng các vùng khác (trừ 1 số vườn đầu tư bài bản, siêng bón phân hữu cơ).

2: phương pháp tiến bộ kích đọt ra cùng lúc với hoa, thực sự để giải thích cách xử lý thì rất dài dòng mà khi tôi viết ở đây sợ bà con đọc nhiều quá rối nên tôi chỉ vắn tắt cách làm cho nhanh.

Khi cây bắt đầu nhú mắt cua thấy sáng rõ (tầm 1cm) thì bà con bón liền cho cây từ 0,5-1,5kg DAP tùy vào độ sung và tuổi của cây (cây yếu thì bón vừa phải, cây sung thì bón nhiều hơn 1 chút để kích nhú đọt) tưới nước liên tục (5-10 ngày, càng ngắn càng tốt) cho phân tan và cây hấp thu tốt hơn.

Trên lá bà con phân phân có đạm cao chẳng hạn như là MX1 (35-5-5+5MgO) để kích nhú đọt nhanh, vì sao tôi lại khuyến cáo dùng đạm cao lúc này thì xin thưa bà con là cây đã ra hoa hoàn chỉnh cũng rất cần đạm, lân chỉ cần vừa phải thôi. 

Nếu sau khi bón phân tưới nước 7-10 ngày cây bắt đầu le đọt là ok, còn không le đọt thì mình phải áp dụng lại phương pháp 1. Như vậy là thời gian ra hoa đã được 2-3 tuần, cây sẽ còn 3-4 tuần để vừa nuôi hoa vừa dưỡng đọt.

Khi đọt non được 2-3 tuần là cặp lá chân đã thành thục, lá non đã mở thì ta tiến hành bón 1 ít kali sunfat dưới gốc (0,4-0,8kg/ gốc tùy độ tuổi) làm già lá và trên cây thì sử dụng 2kg MKP + 800g MX 3(1-21-21+3Zn) / 1 phuy 220 lit phun 2 lần liên tục cách 5-7 ngày để cho bộ lá già nhanh và nó sẽ tạo 1 cơi đọt hoàn chỉnh.

Cố gắng điều hòa nước đừng cho cây khô quá hay ẩm quá. Chúng ta có thể yên tâm trong mùa mưa sẽ ít nhú đọt hơn, mà cho dù có nhú đọt thì 2 tháng sau trái cũng đã lớn rồi nên sẽ không sợ rụng nhiều nữa. Đây là cách tôi đang áp dụng đại trà và bền vững cho tất cả các vùng miền trồng sầu riêng.

Tất nhiên là còn nhiều phương pháp khác nữa nhưng tôi đúc kết phương pháp này là an toàn và hiệu quả nhất cho cây.
Cần chú ý là bà con nên chọn mua phân thuốc tại các cửa hàng lớn có uy tín trong vùng để tránh hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến mùa vụ của mình.
Trong quá trình chăm sóc hoa và lá non bà con cần chú ý theo dõi sâu bệnh hại để kết hợp phun luôn cho tiện công (chú ý nhất là rầy phấn trắng, nhện, bọ trĩ và bệnh thán thư)

Chúc bà con thành công!