Những điều cần biết về Đốm mắt chim

Những điều cần biết về Đốm mắt chim

 

Đốm mắt chim

Tên khoa học: Drechslera heveae Petch, Helminthosporium heveae

Điều kiện phát sinh, tiến triển của bệnh đốm mắt chim

Nấm Drechslera heveae Petch chỉ gây bệnh cho cây cao su và chưa có ghi nhận gây bệnh cho cây khác.

– Bệnh lây lan nhờ gió và nước mưa.

– Bệnh thông thường phát sinh trên cây trồng hạt và trên cây giống khi thời tiết mưa nắng không bình thường. Bệnh cũng xẩy ra ở khu vực đất trũng, đất xấu.

Đốm mắt chim

Bệnh đốm mắt chim trên lá cao su

Khả năng gây bệnh nbsp;của bệnh đốm mắt chim

Vết bệnh đặc thù như mắt chim, kích cỡ 1-3 mm với màu trắng ở trung tâm và viền màu nâu rõ ràng phía bên ngoài. Ở trên lá non gây biến đổi về hình dạng và rụng từng lá chét một, trong khi trên lá già vết bệnh tồn tại trong toàn bộ thời kỳ sinh trưởng của lá. Bệnh ít khi làm chết tất cả cây, nhưng gây giảm sinh trưởng.

Giải pháp quản lý bệnh đốm mắt chim

– Chọn cây giống ít mẫn cảm với bệnh.

– Giữ vệ sinh và tạo độ thoáng đãng cho vườn.

Hiện tại chưa có thuốc bvtv (thuốc bảo vệ thực vật) đăng ký trong các loại danh mục để ngăn ngừa, diệt trừ bệnh đốm mắt chim hại cao su. Có thể tham khảo dùng một số loại thuốc chữa bệnh trong các loại danh mục chữa bệnh trên cao su có hoạt chất Hexaconazole hay hỗn hợp (Azoxystrobin + Difenoconazole)… chỉ phun trên tán lá non, chu kỳ phun 7 -10 ngày/lần.

Nguồn: syngenta.com.vn

– Cây trồng bị hại: Cây cao su

– Xem chủ đề liên quan: Đốm mắt chim, Drechslera heveae Petch, Helminthosporium heveae

Ngoài ra, trong bài viết này, chúng tôi có đề cập đến 1 số loại dinh dưỡng và sâu bệnh, quý bà con có thể dụng các loại thuốc sau để điều trị cho cây trồng:

Nhấp vào nút Mua Nhanh bên dưới để đặt mua qua chúng tôi.

LIÊN HỆ MUA HÀNG : 0969.64.73.79