CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH CHÁY LÁ TRÊN CÂY NHÃN

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH CHÁY LÁ TRÊN CÂY NHÃN

Triệu chứng:
Bệnh hại chủ yếu trên lá, nhất là các lá già, lá thành thục. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ ở giữa hoặc đầu lá màu nâu đen, về sau vết bệnh lớn lên có hình tròn hoặc gốc cạnh, lan rộng trến phiến lá tạo thành những mảng cháy màu nâu, trên đó có những đường vân màu nâu xám nhạt.

Giữa vết bệnh và phần xanh của vết bệnh có ranh giới rõ rệt. Trên vết bệnh lâu ngày có những hạt nhỏ li ti màu đen là các ổ phân sinh bào tử. Lá bị bệnh vàng khô và rụng.

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh phát triển:

Tác nhân gây hại là nấm Pestalotia paraguariensis, thuộc nhóm nấm bất toàn.

Nấm hình thành phân sinh bào tử hình ống, gồm 5 tế bào giữa lớn và có màu nâu, 2 tế bào ở hai đầu nhỏ, hơi nhọn và không màu, có 2-3 sợi lông ngắn ở một đầu. Nấm ký sinh yếu nên thường phát triển và gây hại trên các lá già, vườn ít chăm sóc và sinh trưởng kém.

Biện pháp phòng trừ: 

Cắt tỉa cành, thu gom và tiêu hủy các lá bị bệnh; Tưới nước, bón phân đầy đủ cho cây, nhất là phân hữu cơ. Cây khỏe sẽ hạn chế bệnh tấn công; Phun thuốc gốc SAMURAI hoặc TISABE 550SC để phòng và trị bệnh.

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN

NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79 – 0838.25.6565