Nội dung chính
CÁCH DIỆT SÙNG ĐẤT ĐỂ BẢO VỆ CÂY TRỒNG ĐƠN GIẢN NHẤT
Đối với nhà nông, việc tìm cách diệt sùng đất đóng vai trò rất quan trọng để có thể đảm bảo môi trường sinh trưởng tốt nhất cho cây trồng. Sùng đất là loại ấu trùng lớn với khả năng phá hoại cây trồng tương đối cao. Vì thế, để tiêu diệt loại ấu trùng này, người làm nông cần thực hiện càng sớm càng tốt. Trong nội dung hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn nhiều hơn về chủ đề này. Bạn cùng theo dõi bài viết với chúng tôi nhé!
Đặc điểm sùng đất
Sùng trắng là ấu trùng của bọ hung, có 3 loại bọ hung gây hại bao gồm: Bọ hung đen – Allissonotum impressicolle, bọ hung nâu – Holotrichia sinensis; Bọ hung xanh – Anomata sp.
Bọ hung thuộc họ bọ rầy Scarabaeidae, bộ cánh cứng Coleoptera. Con trưởng thành râu ngắn nhưng chân và hàm của nó rất khỏe có thể đào xuống đất tìm đục hoặc gặm ăn vỏ cây. Loài bọ hung này sống và phát triển quanh năm trong đất, nhất là những nơi đất ẩm, có nhiều xác thực vật, nhiều chất hữu cơ. Vòng đời của nó gồm có các pha: trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành.
+ Trưởng thành: Khi mới vũ hóa có màu nâu nhạt đến đen óng ánh, kích thước 15 – 20 mm, ban ngày chui xuống đất, chập tối bay ra ăn hại, sáng lại chui xuống đất. Con trưởng thành đẻ trứng trong đất, phân chuồng, thảm thực bì mục nát. Trưởng thành, sau vũ hóa 1-2 ngày đẻ trứng (thường vào cuối mùa khô đầu mùa mưa)
+ Trứng hình bầu dục có màu trắng nằm ở độ sâu 5 – 10mm, mặt ngoài của trứng có vân ngang, mới đẻ có màu trắng nhạt – xám. Trứng được đẻ từng quả hoặc nhóm quả, sau 2 -3 tuần trứng nở.
+ Sâu non có màu trắng xám đến trắng sữa, đẫy sức dài 19-25mm và có 3 tuổi. Sâu ít chân, hình chữ C, đốt cuối bụng của sâu non có nhiều gai và xếp không tạo hình nhất định. Sâu non thường cắn phá bộ rễ ở độ sâu từ 5 – 25cm. Râu ngắn nhưng chân và hàm rất khỏe để đào xuống đất và cắn phá rễ.
+ Nhộng hình trái xoan có màu nâu vàng, nằm dưới lớp đất mát mẻ hoặc được che phủ bởi các xác thực vật.
Những triệu chứng gây hại của sùng đất
– Thời kỳ sâu non, các ấu trùng bọ hung sống dưới mặt đất, thường cắn phá rễ cây làm cho rễ mọc kém, lá vàng úa, cây chậm phát triển, nếu bị hại nặng cây có thể chết do bị cắn hết rễ, ấu trùng tuổi lớn ăn cả phần thân gỗ của rễ. Thời kỳ đầu gây hại thường không phát hiện được chỉ đến khi cây đã biến màu hoặc chết mới phát hiện..
– Ngoài tác hại trực tiếp, sùng trắng còn là môi giới truyền bệnh virus hại cây trồng. Thường gây thiệt hại nặng ở các vườn ít được xới xáo, thu dọn lá mục để tiêu hủy.
– Sùng trắng thường phá hại từ tháng 4 đến tháng 11 năm sau nhưng phát triển và gây hại nặng nhất vào thời điểm tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Bọ hung thường sinh sôi mạnh trên đất cát, đất thịt nhẹ và các vùng đất khô cằn, thiếu nước.
Cách để phòng trừ sùng đất
Biện pháp canh tác
– Làm đất – vệ sinh vườn thật kỹ: Cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại để hạn chế sự tồn tại của nguồn sâu hại trước khi trồng.
– Thường xuyên xới xáo, vun gốc định kỳ 2 tháng 1 lần tạo môi trường sống bất lợi cho ấu trùng.
– Không sử dụng phân trâu bò tươi để bón vì đây là điều kiện để dẫn dụ bọ hung đến đẻ trứng phá hoại cây trồng.
– Bẫy dẫn dụ:
+ Trồng xen khoai lang trong vườn để thu hút sùng trắng tập trung gây hại trên khoai lang sẽ làm giảm mật độ sùng tấn công trên cây trồng chính.
+ Dùng phân chuồng để làm bẫy dẫn dụ bọ hung đến đẻ trứng, thu bẫy đốt hoặc ngâm nước để tiêu diệt.
Biện pháp sinh học
Trồng xung quanh vườn loài hoa dã quỳ có tác dụng xua đuổi sự gây hại của sùng trắng.
Biện pháp thủ công
– Thu bắt tiêu diệt sùng trắngkhi làm cỏ, xới xáo vườn trong quá trình chăm sóc.
– Sử dụng bẫy đèn để thu bắt trưởng thành.
Biện pháp hoá học
Công ty TNHH Nông Duợc TP, xin tổng hợp một số thuốc đặc trị sùng đất như sau:
SIÊU SÙNG
VUA SƯ TỬ
Tư vấn kỹ thuật: 0969.64.73.79 – 0838.25.6565
Nguồn: Nông Duợc TP Việt Nam