BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY NÂU VÀ RẦY LƯNG TRẮNG

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY NÂU VÀ RẦY LƯNG TRẮNG


  1. Đặc điểm của rầy nâu

Vòng đời của rầy trung bình từ 25 – 28 ngày, rầy trưởng thành đẻ trứng trong mô bẹ lá hoặc ở các gân lá. Trứng xếp hình nải chuối. Rầy có 5 tuổi. Rầy trưởng thành có hai loại: cánh dài và cánh ngắn. Dạng cánh ngắn xuất hiện nhiều khi điều kiện thuận lợi, thức ăn phong phú, rầy cánh dài thường xuất hiện vào giai đoạn lúa chín hoặc khan hiếm thức ăn để di chuyển, phát tán. Cả rầy cám và rầy trưởng đều chích hút nhựa làm cây lúa còi cọc, chậm phát triển, khi mật độ rầy cao có thể gây ra hiện tựng cháy rầy. Ngoài ra rầy còn là môi giới truyền vi rút gây bệnh vàng lùn và lùn sọc đen cho cây lúa.

  1. Biện pháp phòng trừ

Để bảo vệ năng suất lúa vụ xuân bà con thực hiện theo hướng dẫn các biện pháp phòng trừ rầy như sau:

– Vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày, bừa kỹ trước khi gieo cấy, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước; Không gieo cấy quá dày.

– Bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm.

– Giai đoạn đầu vụ hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc sâu, làm ảnh hưởng đến các thiên địch như: chuồn chuồn, nhện, bọ rùa, kiến ba khoang, bọ xít mù… chúng ăn rầy nâu, giúp hạn chế mật độ.

– Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm và phải xử lý kịp thời các ổ rầy mới phát sinh ở diện hẹp.

– Biện pháp hóa học: Những nơi có mật độ rầy từ 1.500 đến 2.000 con/m2 sử dụng 1 gói thuốc Bađăng 300WP (hoặc 1 gói Actara 25WG) + với 40ml thuốc Bassa 50 EC pha với 20 lít nước, phun cho 1 sào. Những nơi có mật độ trên 2000 con/m2 sử dụng 2 gói thuốc Bađăng 300WP (hoặc 2 gói Actara 25WG) + với 60 ml thuốc Bassa 50 EC, pha với 30 lít, phun cho một sào

– Kỹ thuật phòng trừ

1, Khi lúa tốt phải rẽ lúa thành luống nhỏ, đưa vòi phun xuống sát gốc lúa để hiệu quả phòng trừ đạt được cao. Với những nơi có mật độ rầy cao > 3000 con/m2 cần tiến hành phun kép 2 lần (lần 1 cách lần 2 từ 3-4 ngày)

2, Khi phun thuốc trừ rầy, ruộng lúa phải có nước mới đạt hiệu quả cao.

3, Pha và phun đủ lượng thuốc trên diện tích lúa (theo hướng dẫn của từng loại thuốc). Không tự ý giảm bớt liều dùng hoặc tăng liều hay phối trộn thêm nhiều loại thuốc khác nhau. Đảm bảo phun đủ 16 đến 20 lít nước thuốc/sào.

4, Sau khi phun trừ nếu gặp trời mưa phải tiến hành kiểm tra và phun lại.

*Lưu ý:

– Phun thuốc bằng bình bơm tay đeo vai (không sử dụng ống phụt để phun thuốc), phun thuốc vào buổi sáng khô sương hoặc chiều mát. Không đi ngược chiều gió, không phun thuốc giữa trưa nắng.

– Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ khi phun thuốc.

Bảng hướng dẫn sử dụng một số thuốc trừ rầy

TT

Tên hoạt chất

(Tên thuốc)

Liều lượng

Thời điểm phun

1

Hoạt chất Fenobucarb

(Bassa 50EC, Bascide 50EC, Vibasa 50 EC,  Excel Basa 50 EC, …)

Liều dùng 0,75 -1 lít/ha. Pha 15 – 20 ml thuốc/bình 8 lít. Phun 2 bình/ sào.

Rầy tuổi 1-2

2

Hoạt chất Buprofezin

( Butyl 10WP,  Difluent 10WP, 25WP…)

Pha 20 g thuốc/bình 8 lít. Phun 2 bình / sào

 

Rầy tuổi 1-2

3

Hoạt chất Thiamethoxam

(Actara 25WG,…)

Liều dùng pha 1g/ bình 8 lít, phun 2 bình /sào

Trứng mới nở, rầy non, trưởng thành

4

Hoạt chất imidacloprid

(Sectox 100EC, 100WP…)

Liều dùng pha 10g/ bình 8 lít. Phun 02 bình /sào

 

Rầy non và trưởng thành

5

Hoạt chất Acetamiprid + Buproferin

(Bađăng 300WP…)

Liều dùng: Pha 10g/ bình 8 lit/, phun 2 bình/ sào

Rầy tuổi 1-2

6

Hoạt chất

Pymetrozine

(Chess 50WG…)

Liều dùng: Pha 3,5g /8-10 lít nước phun cho 1 sào

Trứng mới nở, rầy non, trưởng thành

7

Hoạt chất

Buprofezin +

Cholorpyrifos Ethyl

(Penalty gold 50EC; Sieusauray 100 EC; Vetsemex 20,40,72EC…)

 

Liều dùng: Pha 20-30cc / bình 10 lít, phun 2 bình/sào

Trứng mới nở, rầy non, trưởng thành

8

Hoạt chất

Chlorpyrifos Ethyl

+ Cypermethrin

(Wavotox 585EC…)

Liều dùng: Pha 20-30cc / bình10, phun 2 bình/sào

Trứng mới nở, rầy non, trưởng thành

Nguồn: Sưu tầm.

Tư vấn kĩ thuật: 0969.64.73.79