BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI DỪA
Dừa là loại cây dễ trồng, ít đầu tư phân, thuốc như các loại cây trồng khác, Dưới đây là một số vật gây hại và một số bệnh thường gặp cùng cách phòng trừ.
CÔN TRÙNG GÂY HẠI DỪA:
Một số loại côn trùng thường gây hại trên cây dừa: kiến vương, đuông, bọ dừa, bọ vòi voi, bọ xít….
1. Kiến vương
Hình ảnh vòng đời của kiếng vương
Hình ảnh kiến vương trưởng thành
Dùng lưới vây bắt kiến vương
- Cách gây hại:
- Chỉ có thành trùng (tức kiến vương trưởng thành) mới phá hại.
- Chúng cắn phá phần mô mềm ở ngọn và đọt non, làm các lá không nở được hoặc bị nhăn nheo, hay có vết sẹo hình chữ V.
- Kiến vương cắn phá mạnh nhất vào sáng sớm và chiều mát và thường gây hại nặng vào mùa mưa.
- Biện pháp phòng trừ kiến vương:
- Thường xuyên vệ sinh vườn dừa, dọn nhen dừa đã mục để kiến vương khó ẩn nấp và khi bị chúng tấn công, ta cũng dễ phát hiện các dấu vết, như đã nêu.
- Dùng 1 đoạn lưới cước (lưới bén) cỡ mắt lưới 2 cm, dài 3 m x rộng 0,6m, quấn kín khoảng 5-6 kẻ bẹ lá ngọn, khi kiến vương bay vào sẽ bị vướng lưới chết.
- Dùng vôi quét kín phần gốc dừa tơ một đoạn cao khoảng 1,5 m, để ngăn không cho đuông đẻ trứng vào các vết nứt của gốc.
- Các cây dừa bị kiến vương làm chết phải đốt, tiêu hủy (có thể ngâm dưới mương) hoặc xử lý bằng hóa chất để tránh lây lan.
- Sử dụng Sieugon 85GR – Đặc Trị Đuông Dừa, Kiến Vuơng, Bọ Dừa, Sâu Đục Thân, Sùng Đất
2. Đuông dừa:
Hình ảnh đuông dừa đục khoét thân cây dừa
Đuông dừa gây hại cho thân cây dừa đục phá thẳng vào củ hủ, để lại nhiều sẹo lớn, cây dừa bị dị dạng, cây dừa sẽ chết
- Cách gây hại:
- Thành trùng cái đẻ trứng vào các vết thương do kiến vương gây ra, hoặc các vết nứt quanh gốc cây dừa tơ (nhất là từ 2 đến 5 tuổi). Chúng cũng đẻ trực tiếp trên đọt non của cây dừa. Trứng sẽ nở ra sâu non (ấu trùng) và chúng đục phá thẳng vào củ hủ, để lại nhiều sẹo lớn, cây dừa bị dị dạng, cây dừa sẽ chết trong khi các lá già vẫn còn xanh.
- Một số dấu vết như: các lỗ đục trên thân dừa. Từ những lỗ đục này chảy ra chất màu đỏ nâu (mủ dừa) và những xơ do đuông đùn ra, các lá non bị héo dần, bên trong và có mùi hôi thối.
- Sử dụng Sieugon 85GR – Đặc Trị Đuông Dừa, Kiến Vuơng, Bọ Dừa, Sâu Đục Thân, Sùng Đất
3. Bọ dừa:
Hình ảnh bọ dừa gây hại
Bọ dừa chúng chỉ xâm nhập vào các kẻ lá dừa non còn xếp, chưa bung ra cạp ăn biểu bì trên mặt lá non gây hại cho cây dừa
- Cách gây hại:
- Thành trùng và ấu trùng đều gây hại, chúng xâm nhập vào các kẻ lá dừa non còn xếp, chưa bung ra và gây hại bằng cách cạp ăn biểu bì trên mặt lá non theo từng hàng song song với gân chính.
- Cách phòng trừ:
- Dùng ong ký sinh Asecodes hispinarum, kiến vàng để diệt bọ dừa, có thể dùng ong ký sinh để diệt bọ dừa rất hiệu quả khi bọ dừa phát tán trên diện rộng.
- Sử dụng Sieugon 85GR – Đặc Trị Đuông Dừa, Kiến Vuơng, Bọ Dừa, Sâu Đục Thân, Sùng Đất
Thành phần của sieugon 85GR
Thuốc trừ sâu Sieugon 85Gr – giải pháp tối ưu phòng trừ và tiêu diệt đuông dừa, kiến vương
- Alpha- cypermethrin 5g/kg
- Isoprocarb 30g/kg
- Fenobucarb 50g/kg
- Phụ gia vừa đủ 1kg
Những công dụng của Sieugon 85GR :
- Đặc trị Đuông Dừa, Bọ Dừa, Kiến Vương Trên Dừa
- Sùng đất, Sâu đất
- Sâu đục thân, bọ trĩ, muỗi hành, tuyến trùng trên lúa.
- Sâu đục thân, tuyến trùng, sâu đất trên rau màu, khoai lang, cam, quýt, bưởi, thanh long….
Hướng dẫn sử dụng của Sieugon 85GR :
- Với phòng và trị đuông dừa, kiến vương, chúng ta có thể rải thuốc trên các bẹ dừa và ngọn dừa.
- Rải vào gốc, bẹ cây dừa với liều lượng từ: 5 – 7 kg/ha
- Thời gian cách ly: 7 ngày.
Bạn có thể tìm mua các loại thuốc trừ sâu trênSieugon 85GR – Đặc Trị Đuông Dừa, Kiến Vuơng, Bọ Dừa, Sâu Đục Thân, Sùng Đất
TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79
4. Bọ vòi voi:
Bọ vòi voi trưởng thành
Bọ vòi voi đục phá vào trong vỏ trái thành lỗ, hang, Từ đó, mủ chảy ra có màu trong suốt chuyển dần sang màu vàng, nâu và khô cứng, làm rụng trái non
Nhận dạng: Bọ vòi voi trưởng thành là côn trùng có bộ cánh cứng màu nâu đen.
- Cách gây hại:
- Chúng đẻ trứng trên vỏ trái dừa non, nhất là chung quanh cuống hoặc trong các vết thương ở vỏ trái.
- Trứng nở ra ấu trùng màu vàng lợt, sâu non đục phá vào trong vỏ trái thành lỗ, hang.
- Từ đó, mủ chảy ra có màu trong suốt chuyển dần sang màu vàng, nâu và khô cứng, làm rụng trái non hoặc để lại nhiều sẹo, trái dừa bị giảm giá trị.
- Cách phòng trừ.
- Vệ sinh vườn dừa thường xuyên. Phát hiện những trái bị nhiễm nên tiêu hủy để hạn chế phát tán lây lan.
- Sử dụng các loại thuốc hoạt chất Chlorpyrifos ( Lorsban, Mapy,…), Fipronil( Regent, Vi-Rigent,…) để phòng trị bằng cách phun xịt lên khắp các buồng trái non của cây dừa.
5. Bọ xít trái Amblypelta sp:
Bọ xít chích hút vào trái non gây rụng trái non và dừa mủ.
- Bọ xít chích hút vào trái non và tiết độc tố vào vết chích, làm cho vùng mô chung quanh bị chết, tạo các vết hoại thư thường có màu đen dạng hình thoi xếp khít nhau, làm trái non bị chảy mủ và rụng sớm, hoặc phát triển nhỏ hơn bình thường, bị nhăn nheo, méo mó, giảm năng suất
- Phòng trị:
- Vệ sinh vườn cho thông thoáng, không trồng quá dày.
- Nuôi kiến vàng trong vườn dừa, vì kiến vàng là thiên địch trị bọ xít rất hữu hiệu.
- Khi bị bọ xít phá hại nhiều, có thể sử dụng các loại thuốc nhóm cúc tổng hợp như: Fastac, Bulldock, Sherbush, Karate để phun xịt.
6. Rệp dính:
Rệp dính phá hại vào mùa khô trên những cây dừa đang lớn, hay chích hút bông, mo, cuống trái dừa non
- Cách phá hại:
- Rệp dính phá hại vào mùa khô trên những cây dừa đang lớn, hay chích hút bông, mo, cuống trái dừa non
- Rệp dính cũng gây hại trên một số cây trồng khác nhau như: cam, quýt, mãng cầu…
- Phòng trị:
- Thường xuyên dọn sạch sẽ thông thoáng tán dừa.
- Tiêu hủy những tàu lá bị rệp gây hại.
- Dùng thuốc Imidacloprid (Admire, Yamida, Conphai), Chlopyrifos ethyl (Maxfos, Mapy) phun trên lá bị hại 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
BỆNH HẠI DỪA:
1. Bệnh đốm lá:
Bệnh đốm lá Do nấm Pestalozzia palmarum.
Triệu chứng: từ chóp lá vào, đầu tiên xuất hiện những đốm nhỏ nâu vàng hình bầu dục, sau đốm bệnh lớn dần có màu nâu, tâm vết bệnh màu xám tro. Nhiều vết bệnh liên kết thành mảng lớn làm cho lá bị cháy.
- Phòng trị:
- Không trồng dày.
- Bón phân cân đối, đầy đủ, nhất là kali.
- Thoát nước mương vườn tốt.
2. Bệnh thối đọt:
Bệnh thối đọt trên dừa do nấm Phytophthora palmivora Bult
Triệu chứng: Đầu tiên các lá non có dấu hiệu mất màu xanh bình thường. Sau đó, lá vàng và cuối cùng khô rụng.
- Phòng trừ:
- Từ lúc bệnh xâm nhập tới đọt bị chết kéo dài từ 3 – 5 tháng.
- Nếu phát hiện sớm khi lá đọt mới bị vàng nên cắt bỏ phần bị hư rồi phun thuốc trừ nấm như: Eddy, Aliette, Mataxyl, Ridomil … Nếu cây bị chết thì nên đốn và tiêu hủy.
3. Rụng trái non:
Rụng trái non trên dừa
- Nguyên nhân:
- Nếu trái rụng trong suốt mùa khô hay sau một vài cơn mưa đầu mùa có thể do đất bị thiếu nước trong mùa khô.
- Đất thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu kali hoặc bón quá nhiều phân đạm cũng làm trái bị rụng.
- Rụng do nấm bệnh: Quan sát trái rụng thấy lá đài và mầu dừa có màu đen, thối mềm.
- Rụng do vi khuẩn: Quan sát trên mầu trái dừa có mủ, phần nhiều các lá đài vẫn còn xanh.
- Rụng do sâu: Do các loại sâu tấn công bông, trái non, bọ xít, bọ vòi voi…
- Biện pháp khắc phục:
- Vệ sinh vườn dừa tạo sự thông thoáng.
- Vét mương bồi bùn, cung cấp nước trong mùa khô, thoát nước tốt trong mùa mưa lũ.
- Đất bị nhiễm phèn, mặn nên bón bổ sung vôi, phân hữu cơ đã ủ hoai mục.
- Bón phân cân đối đầy đủ dinh dưỡng như hướng dẫn.
- Khi xử lý thuốc trừ sâu, bệnh nên kết hợp với chế phẩm tăng đậu trái.
- Liên hệ mua hàng sieuthiphanthuoc.orgThuốc bvtv _ hạt giống_ Phân bón
- ĐC: KM 128 TÂN PHÚ ĐỒNG NAI
- Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79 (MR LINH)
- Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33
- Đặt mua thuốc BVTV trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Hoặc đặt mua thuốc BVTV online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như sieuthiphanthuoc.org
- Để mua phân bón uy tín, quý bà con có thể truy cập đường dẫn sau: Các loại phân bón uy tín
- Để mua các loại thuốc trị bệnh cho cây trồng uy tín, quý bà con có thể truy cập đường dẫn sau: Các loại thuốc BVTV uy tín