BỆNH TẢO ĐỎ TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH TẢO ĐỎ TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ


Triệu chứng gây hại:

Vết bệnh là những đốm tròn hoặc hơi tròn, kích thước từ 3 – 5mm và hơi nổi gồ lên cao hơn bề mặt của cành một chút do có lớp rong phát triển nên nhìn giống như một lớp nhung mịn, màu xanh hơi vàng, về sau vết bệnh phát triển rộng ra có khi đường kính đạt tới hơn 1cm và chuyển dần sang màu vàng nâu, ở giữa vết bệnh có đóng phấn màu vàng tối.

Trên cành non, sự xâm nhiễm của tảo có thể tạo nên các vết nứt làm cho cành dễ nhiễm các loại bệnh thứ cấp khác.

bệnh táo đỏ hại cây cà phê

bệnh táo đỏ trên cây cà phê

Nguyên nhân, điều kiện  phát sinh phát triển của bệnh:

– Bệnh do tảo: Cephaleuros virescens gây ra, tảo này hiện diện khá phổ biến trên nhiều loại cây trồng như sầu riêng, cam quýt, hồng ăn trái, cà phê…. Bệnh làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm cây phát triển kém.

– Tảo đỏ phát triển trong điều kiện mưa nhiều, ẩm ướt.  Trên cây tảo xuất hiện chủ yếu ở tầng thấp nơi thiếu ánh sáng.

 Biện pháp phòng trừ:

– Thực hiện bón phân, tưới nước hợp lý. Tạo sự thông thoáng giữa trong vườn bằng các biện pháp tỉa cành, tạo tán.

– Có thể dùng thuốc gốc đồng như: Copper Hydroxide (Champion 77WPChampion 57.6 DP, Champion 37.5 SC, …) để phòng trừ.