BỆNH KHẢM DƯA CHUỘT

BỆNH KHẢM DƯA CHUỘT

BỆNH KHẢM DƯA CHUỘT TRÊN CÂY ỚT


Mầm bệnh: Vi rút khảm dưa chuột cucumovirus (CMV)

BỆNH KHẢM DƯA CHUỘT

CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU

Các triệu chứng trên những cây ớt nhiễm vi rút khảm dưa chuột cucumovirus có thể khác nhau, nhưng nói chung, cây thể hiện toàn bộ một màu sắc nhạt cùng với những hoa văn khảm (xen kẽ những vùng xanh nhạt và đậm) trên ít nhất một số lá cây, đặc biệt là trên các lá non. Thông thường, gân lá chính bị méo mó và hơi có hình dạng chữ chi. Cây ớt thường trở nên còi cọc, lá quăn, và bị khảm, và các lá già có thể phát triển những vùng hoại tử có hình dạng như lá sồi. Quả có thể bị dị hình và có những vòng đồng tâm hoặc vết đốm rõ rệt. Có thể rất khó để phân biệt chính xác những cây ớt nhiễm vi rút khảm dưa chuột cucumovirus với những cây bị nhiễm potyvirus. Nói chung, sự lây nhiễm vi rút khảm dưa chuột cucumovirus nghiêm trọng hơn lây nhiễm potyvirus. Tuy nhiên, những trường hợp lây nhiễm hỗn hợp thường rất phổ biến, và vi rút này và một hoặc nhiều potyvirus có thể lây nhiễm cho cây ớt một cách đồng thời.

NHẬN XÉT VỀ BỆNH

Vi rút khảm dưa chuột cucumovirus lan truyền từ cây này sang cây kia bởi sinh vật trung gian là rệp; nhiều loài rệp là những vật trung gian hoàn hảo. Rệp truyền vi rút khảm dưa chuột cucumovirus trong khi thăm dò các mô lá. Một khi rệp mang vi rút khảm dưa chuột cucumovirus, nó sẽ chỉ duy trì khả năng truyền loại vi rút này trong một thời gian ngắn (vài phút đến vài giờ); sự lan truyền của vi rút là cục bộ và rất nhanh chóng trong các ruộng ớt. Nói chung, sự lan truyền trong ruộng cây liên quan đến hoạt động tổng thể của rệp, chứ không phải sự hiện diện của các loài rệp xâm lấn.

Có một số biến dạng nguồn gây bệnh của loại vi rút này. Vi rút có một phạm vi vật thể chủ rộng lớn từ các cây trồng lá rộng cho đến các loài cây cỏ dại, và do đó, việc loại trừ các nguồn mang vi rút thường xuyên biến đổi không phải là một chiến lược xử lý khả thi.

XỬ LÝ

Hiện không có nguồn giống ớt kháng vi rút khảm dưa chuột cucumovirus nào. Những nổ lực đang được thực hiện để phát triển các giống ớt kháng bệnh, cả thông qua việc gieo trồng truyền thống lẫn bằng công nghệ sinh học. Việc loại bỏ các cây cỏ dại và sử dụng các tấm phủ phản quang để xua đuổi sâu bọ truyền bệnh có thể giảm sự tác động của loại bệnh này cho cây ớt.

Các chiến lược dùng thuốc hóa học là không hiệu quả. Các loại thuốc trừ sâu được hướng dẫn dùng để kiểm soát loài rệp trung gian không hiệu quả trong việc ngăn chặn loại vi rút này bởi vì chúng không thể giết chết rệp trước khi chúng truyền vi rút cho cây; tuy nhiên, người trồng ớt vẫn nên cố gắng quản lý số lượng sinh vật trung gian nếu có thể (để biết thêm thông tin, hãy xem RỆP HỒ ĐÀO XANH).

Nguồn: sưu tầm.