ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG MẶT TRỜI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
Năng lượng ánh sáng mặt trời là 1 yếu tố rất có ý nghĩa trong sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Chất lượng, cường độ, và thời gian chiếu sáng là các thông số quan trọng. Ánh sáng trong ngày quang mây là 1 chỉ thị hữu dụng của lượng năng lượng mặt trời cung cấp cho các quá trình sinh lý bên trong cây
Các giá trị đối với từng thời kỳ sinh trưởng của cây lương thực và cây ăn quả cho thấy là tiềm năng năng suất cao nhất đối với cây trồng này là gần 40o vĩ độ, 1 vùng chạy dài từ đông sang tây.
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đến sự sinh trưởng của cây cho thấy rằng toàn bộ phổ của ánh sáng mặt trời thường thoả mãn được sự sinh trưởng của cây trồng. Mặc dù chất lượng ánh sáng được biết là có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, nhưng dường như đây là yếu tố con người không thể kiểm soát được trong tương lai trên 1 diện rộng.
Những nghiên cứu cũng cho thấy rằng thông thường cây trồng có khả năng đạt được sự sinh trưởng tốt khi lượng ánh sáng thấp hơn lượng ánh sáng của ban ngày hoàn toàn quang mây. Tuy nhiên, các cây khác nhau có sự đáp ứng với cường độ ánh sáng khác nhau.
Những sự thay đổi cường độ ánh sáng gây ra do che bóng có thể tạo ra ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng của cây trồng. Với mật độ cây trồng cao, ánh sáng xuyên qua các vị trí bên dưới trong tán cây có thể không đủ cho các lá bên dưới để tiến hành quang hợp.
Sự che bóng của cây trồng cũng có thể xảy ra khi trồng xen 2 loài cây khác nhau, cân bằng sự sinh trưởng giữa các loại cây là vấn đề quan trọng trong quản lý cây trồng. Sự phát triển không đồng đều thường xảy ra trong vườn cây hay trong một ruộng trồng. Điều này phần lớn là do sự canh tranh dinh dưỡng và nước, mặc dù cường độ ánh sáng bị giảm cũng là 1 yếu tố quan trọng giải thích hiện tượng này
Những nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật dùng lúa mì làm cây thử nghiệm cho thấy rằng sự hấp thu NH4+, SO42- và nước tăng khi cường độ ánh sáng tăng, nhưng sự hấp thu Ca2+ và Mg2+ ít bị ảnh hưởng. Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rất đáng kể đến sự hấp thu P và K. Người ta cũng nhận thấy rằng sự hấp thu O2 của rễ cũng tăng theo cường độ ánh sáng.