BỆNH THÁN THƯ LÀ GÌ? CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH THÁN THƯ LÀ GÌ? CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY TRỒNG

Bệnh thán thư là bệnh hại trên cây trồng, có thể gây hại trên các bộ phận từ lá, cành, chồi non, quả non. Bệnh được gây ra bởi tác nhân Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens.

Triệu chứng:

Trên bộ phận bị bệnh của cây xuất hiện các vết đốm lớn màu nâu xẫm, có viền nâu đỏ. Vết đốm sẽ lan rộng và có thể tạo ra vết hoại tử.

Đối với các vết bệnh trên lá, khi nhìn mặt dưới có thể thấy xuất hiện lấm tấm bào tử màu đen.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

benh than thu dau nanh

Trên quả đã lớn, bệnh tạo thành những đốm nâu trên vỏ, sau đó ăn sâu vào trong thịt quả, làm thối một mảng quả, thường thấy trên quả xoài, thanh long, đu đủ…

benh than thu tren ot

Xoài là cây ăn quả bị bệnh thán thư gây hại phổ biến và nặng nề nhất ở tất cả các vùng và các năm. Bệnh làm lá rụng hàng loạt, nhiều chùm hoa bị rụng hoàn toàn, quả non cũng bị rụng, quả lớn bị thối.

benh than thu tren xoai

Nguồn gốc bệnh:

Bệnh thường lây truyền nhờ nước hoặc gió. Xuất hiện vào mùa mưa ẩm hoặc do tưới ẩm nhiều lên bề mặt lá một cách không kiểm soát.

Phòng trừ bệnh thán thư:

– Tạo tán, tỉa cành:

Cần làm ngay từ khi cây còn nhỏ để cho cây lớn sau này có một bộ cành lá thấp, gọn và phân bố đều các mặt để nhận được nhiều ánh sáng, vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng tốt, đồng thời góp phần hạn chế sự phát triển của bệnh.

– Vệ sinh vườn cây:

Cắt bỏ các cành lá và quả bị bệnh tập trung tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại là lan truyền. Nếu bị bệnh nặng trước khi phun thuốc cần vệ sinh vườn, góp phần nâng cao hiệu quả của thuốc.

– Chăm bón đầy đủ:

Các biện pháp chăm bón chủ yếu là tưới tiêu nước và bón phân giúp cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, tăng sức chống chịu bệnh. Trong mùa mưa không để vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn.

Chú ý bón đầy đủ phân và cân đối NPK, có bổ sung các chất trung vi lượng thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Ngoài ra, bổ sung thêm các chất điều hòa sinh trưởng, amino acid nhằm tăng sức đề kháng cho cây, góp phần hạn chế rõ rệt tác hại của bệnh.

– Dùng thuốc trừ bệnh:

Khi bệnh phát sinh gây hại cần dùng thuốc trừ. Hiện có nhiều loại thuốc hiệu quả cao với nấm gây bệnh thán thư trên các cây ăn quả.

Phòng bệnh: Các loại thuốc tác động tiếp xúc, chủ yếu phòng bệnh và hạn chế nguồn bệnh lây lan như các thuốc gốc đồng, Mancozeb, Propineb…

Trị bệnh: Các thuốc có khả năng hội hấp, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh trong cây như các chất Difenocanazole, Tebuconazole, Azoxystrobin,…

Để các thuốc trừ bệnh có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, cỏ thể phải phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày, phun đủ lượng nước, đồng thời kết hợp áp dụng các biện pháp khác.

Tư vấn kĩ thuật: 0969.64.73.79