CÁCH TRỊ BỆNH THỐI GỐC, CHẢY NHỰA TRÊN NHÓM CÂY CÓ MÚI (BƯỞI, CAM, QUÝT, CHANH)
Loài Phytophthora nicotianae (P. parasitica) phổ biến trong điều kiện á nhiệt đới, gây bệnh thối gốc, chảy nhựa và thối rễ, nhưng ít gây hại trên phần thân cây.
Loài P. citrophthora gây hiện tượng chảy nhựa thân và thối rễ, loài này có thể gây hại trên phân thân cây phía trên.
Loài P. palmivora thường gây hại trên phần trên mặt đất của thân.
Ngoài ra, còn một số loài khác như P. citricola, P. hibernalis, P. syringae cũng tấn công trên cây có múi.
Triệu chứng và điều kiện phát sinh & phát triển
Nấm P.parasitica phân bố rất rộng gây hại trên cây cam quýt hầu hết các nước trên thế giới.
Bệnh thường xuất hiện và tấn công trên các vườn cam quýt trồng trên nền đất thấp, kém thoát nước, triệu chứng lúc đầu là vỏ của thân cây bị sủng nước ở xung quanh gốc hay ở chán hai, chán ba của cây, sau đó vỏ cây bị thối có màu nâu hợp thành những vùng bất dạng, kèm theo là ứ nhựa ra màu nâu đen và có mùi hôi.
Vào mùa mưa ở các vườn trồng mật độ dầy, kém thoát nước, ẩm độ không khí cao thì nấm Phytophthora dễ tấn công và gây hại nặng.
Mật số nấm Phytopthora trong đất thông qua việc nhiễm trên bộ rễ mềm, khi gặp điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao thích hợp, những nang bào tử sẽ phóng thích bào tử động có hai roi, bào tử này thường bị hấp dẫn bởi những chất tiết ra từ những rễ non. Chúng nhiễm vào chóp rễ, nhiễm dần vào vỏ rễ và từ từ sẽ nhiễm toàn bộ
Biện pháp phòng trừ
Giống cây có múi như chanh tàu, chanh giấy, cam mật rất mẫn cảm với bệnh do Phytophthora. Chanh Volkamer không có khả năng chống chịu bệnh Phytophthora. Chọn gốc ghép chống chịu bệnh như Troyer, Carrizo citrange, Trifoliata hoặc Cleopatra. Hạt gieo làm gốc ghép nên được xử lý với nước nóng 52oC trong 10 phút. Vườn ươm cần sử lý thuốc trừ nấm trước khi gieo hạt như Copper zinc, Ridomyl MZ-72, Aliette 80WP.
Vườn ươm ngoài đồng và nhà lưới sản xuất nên tránh nhiễm Phytophthora thông qua việc sử dụng mắt ghép sạch bệnh. Nếu có thể dụng cụ nên được giữ sạch, không nhiễm bệnh, trước khi lọt vào vườn ươm nên được khử trùng, đường đi nên có khử trùng bằng thuốc gốc đồng. Nguồn nước tưới từ kinh rạch, sông, ao phải được quản lý và xử lý bệnh.
Đất trồng phải được lên mô cao ráo, tơi xốp, thoát nước tốt, trồng với khoảng cách hợp lý (khi cây cho thu hoạch không giao tán với nhau), tránh độ ẩm cao ở phần gốc và nên sử lý thuốc trừ bệnh trước khi trồng.
Kết hợp với việc tỉa cành tạo tán giúp cho cây được thông thoáng để hạn chế bệnh phát triển.
Khi trong vườn có cây bị bệnh, ta dùng dao cạo bỏ phần vỏ bị nhiễm và dùng thuốc Ridomyl Gold hoặc Aliette pha với liều lượng 20 g/lít nước rồi dùng cây cọ sơn bôi thuốc lên chổ đã cạo nhiều lần đến khi vết bệnh khô hẳn.
Trong giai đoạn cây cho trái cần phun ngừa định kỳ 10-15 ngày một lần để tránh bệnh xâm nhiễm làm trái bị thối bằng các loại thuốc như trên theo liều lượng khuyến cáo.
Đối với cây bưởi hay nhóm cây có múi có gốc tương đối lớn, chúng ta có thể sử dụng thuốc Phosphonate (Agri phos) để bơm vào trong thân cây cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh rất tốt. Sau mỗi 3 tháng bơm một lần, tuy nhiên trong mùa mưa do lượng nước trên cây nhiều nên tốc độ bơm rất chậm.
Vườn cây có múi nên bón nhiều phân hữu cơ và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma vào trong đất xung quanh gốc cây để nấm hoạt động và tiêu diệt các mầm bệnh là nấm đất còn tồn tại trong đất hay xác bã thực vật nằm trong đất.
Gốc cây cũng nên được quét vôi mỗi năm từ 1 đến 2 lần, vào cuối mùa nắng hay đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, chiều cao của vết quét ít nhất là 50 cm kể từ gốc cây, xung quanh gốc nên rải vôi. Vôi có tác dụng làm hạn chế sự nẩy mầm của bào tử nấm.
Tư vấn kĩ thuật: 0969.64.73.79