KĨ THUẬT PHÒNG CHỐNG HIỆN TƯỢNG RỤNG TRÁI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

KĨ THUẬT PHÒNG CHỐNG HIỆN TƯỢNG RỤNG TRÁI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

KĨ THUẬT PHÒNG CHỐNG HIỆN TƯỢNG RỤNG TRÁI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Sầu riêng Thái Lan từ lúc trổ hoa đến khi trái có trứng vịt thi đậu rất ngon, nhưng khi lớn bằng nắm tay thi rụng rất nhiều. Vậy ở giai đoạn này mình phải làm gì và phun loại thuốc nào để khắc phục hiện tượng trên. Cho hỏi nguyên nhân bệnh thối trái trên trái sầu riêng và cách phòng trị như thế nào? Nguyễn Quốc Khánh địa chỉ: Vũng Liêm – Vĩnh Long.

Chúng tôi cám ơn bạn đã đặt câu hỏi, xin trả lời bạn như sau:
Cây sầu riêng được xem là vua của cây ăn qủa vùng Đông Nam á, có giá trị kinh tế cao ở một số nước như Indonesia, Malaysai, Thái Lan và Việt Nam.v.v… Ở Việt Nam, sầu riêng trước đây  được trồng nhiều ở Lái Thiêu, sau chiến tranh đã du nhập giống mới từ Thái Lan và được trồng nhiều tại các tỉnh miền Nam như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng nai, Sông Bé…v.v, và cả khu vực Tây nguyên như Bảo Lộc – Lâm Đồng.

KĨ THUẬT PHÒNG CHỐNG HIỆN TƯỢNG RỤNG TRÁI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

A- Sầu riêng bị rụng trái:

Sự rụng trái sầu riêng do 3 nguyên nhân chủ yếu là thiếu dinh dưỡng, thời tiết không thích hợp và bị sâu bệnh hại. Về cơ chế thì sự rụng trái là do một số tế bào ở cuống trái bị chết tạo thành một tầng rời.

1/ Về nguyên nhân thiếu dinh dưỡng

Khi thiếu dinh dưỡng cây sẽ không đủ sức nuôi số trái nên phải rụng bớt đi để dồn sức nuôi một số trái còn lại. Khắc phục nguyên nhân này tương đối dễ dàng bằng cách bón phân. Ngay sau khi thu hoạch vụ trước phải bón phân đầy đủ để cây lấy lại sức phát triển thân lá, đủ khả năng nuôi được nhiều trái về sau. 

Công ty Hiếu Giang có các loại phân thích hợp để sử dụng bón vào thời gian này, bạn nên bón phân hữu cơ sinh học Better HG01, kết hợp với phân Better NPK 16-12-8-11+TE. Giai đoạn sau khi trái đã hình thành thì cần nhiều đạm và kali.

Có thể bón hỗn hợp phân urê và KCl theo tỉ lệ 1:1 hoặc các phân NPK có hàm lượng đạm và kali cao. Phân thích hợp bón cho giai đoạn này bạn có thể dùng Better NPK 12-12-17-9+TE. Ngoài phân bón gốc, ở giai đoạn cây đã có trái phun phân bón qua lá có hàm lượng đạm và kali cao cũng có hiệu quả nhanh và rõ rệt. Phân bón lá Better KNO3 phun định kỳ 7 – 10 ngày để hạn chế rụng trái non và thúc lớn trái nhanh.
Cũng ở giai đoạn cây có trái non nên bổ sung chất điều hòa sinh trưởng GA hoặc NAA. Những chất này kích thích và duy trì sự tăng trưởng của tế bào nên ức chế sự hình thành tầng rời ở cuống trái, góp phần rõ rệt trong việc hạn chế rụng trái non. Trong các chế phẩm vi lượng tổng hợp Better cho cây ăn trái của Hiếu Giang đã có chất điều hòa sinh trưởng, nếu thường xuyên sử dụng thì không cần phun thêm các chế phẩm điều hòa sinh trưởng nào khác.

2/ Nguyên nhân do thời tiết thường là bị khô hạn, giá lạnh hoặc mưa gió lớn

Về nguyên nhân này nói chung biện pháp hạn chế khó khăn, thường áp dụng theo kinh nghiệm thực tế ở từng địa phương.

3/ Về sâu bệnh hại trên các cây sầu riêng

Ở giai đoạn từ khi có trái non đến thu hoạch cần chú ý là bọ trĩ, nhện đỏ, bệnh loét và bệnh xì mủ thân.
Bọ trĩ, nhện đỏ và các bệnh loét làm lá và trái non bị vàng và rụng. Bệnh xì mủ thân làm cả cây bị suy yếu, gây rụng lá và rụng trái non hàng loạt, bị nặng có thể làm chết cả cây, cần phát hiện và phòng trừ sớm.


Nguyên tắc chung phòng trừ sâu bệnh cho sầu riêng cũng như các cây có múi nói chung, cũng là phải áp dụng tổng hợp các biện pháp IPM, trong đó lấy biện pháp giống tốt và chăm sóc cho cây sinh trưởng khỏe mạnh làm nền tảng, kết hợp phát hiện và phòng trừ kịp thời khi sâu bệnh phát sinh với các biện pháp và loại thuốc thích hợp.

B- Sầu riêng bị thối trái:

Phòng trừ thối trái sầu riêng an toàn và hiệu quả


Trên cây sầu riêng cũng gặp một vài loại nấm bệnh ký sinh gây hại nhưng quan trọng nhất là nấm Phytophthora palmivora.

+Nấm Phytophthora palmivora:  thuộc lớp nấm noãn Oomycetes, đây là ký sinh gây hại trên nhiều loại hoa màu, cây ăn qủa.v.v…Trên cây sầu riêng, loại nấm này có thể tấn công ở tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá, hoa và trái. Như vậy dịch bệnh có thể gặp từ vườn ươm đến cây đang thu hoạch.


+ Khi bệnh tấn công ở rễ & thân làm cho rễ bị thối , thân chảy nhựa nâu đỏ nên người ta thường gọi là bệnh chảy nhựa. Trường hợp bệnh gây hại trên trái thì  xuất hiện đốm xanh xám ở vỏ sau đó chuyển nâu. Vết bệnh lan rộng nhanh có thể làm thối cả trái; vào buổi sáng sớm nhất là khi trời lạnh và ẩm độ cao thì sẽ gặp lớp tơ trắng mõng như mạng nhện.

 

Biện pháp phòng ngừa thối trái sầu riêng:


– Cắt tỉa cành lá nhất là cành ở gần mặt , tạo điều kiện cho vườn luôn thông thoáng.
– Thoát nước tốt trong vườn cây.
– Bón thêm phân hữu cơ sinh học Better HG01 để tăng năng suất và hạn chế bệnh Phytophthora.
– Thu gom và tiêu hủy cành lá, trái bị sâu bệnh.
– Phun thuốc phòng ngừa vào đầu mùa mưa.


Sử dụng thuốc phòng trừ thối trái sầu riêng: các Viện nghiên cứu, trường đại học như đại học Cần Thơ…v.v… đã có nhiều kết qủa nghiên cứu sử dụng bón phân hữu cơ có bổ sung nấm đối kháng  Trichoderma để hạn chế nấm Phytophthora (phân hữu cơ sinh học Better HG01 phù hợp với tiêu chuẫn trên).

Đây là hướng quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học, an toàn cho môi trường . Tuy nhiên biện pháp này chỉ phù hợp khi xử lý  nấm bệnh phát sinh từ đất, trường  hợp nấm gây bệnh trên lá và trái thì cần phải sử dụng biện pháp hóa học.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nông dược chuyên trị bệnh thối trái sầu riêng do nấm phytophthora. Tuy nhiên để việc phòng trừ nấm bệnh đạt hiệu qủa và an toàn thì cần phải tuân thủ 4 đúng:


– Đúng thuốc: Hiện nay có 2 lọai họat chất chuyên trị nấm Phytophthora- thứ nhất là họat chất Fosetyl aluminum có tên thương mại như là ALIETTE 80WP, VIALPHOS 80BHN.v.v… họat chất thứ hai là Metalaxyl có tên thương mại là VILAXYL 35 BTN . 


– Đúng liều lượng: Tất cả sản phẩm đăng ký đều có hướng dẫn liều luợng sử dụng ngay trên bao bì. Ví dụ như Vilaxyl 35BTN dùng 16g/ 8 lít nước. Chúng ta không nên tự ý tăng liều lượng sử dụng.


– Đúng cách: Khi phun thuốc trừ bệnh nên chỉnh béc phun cho tia thuốc mịn, đảm bảo nước thuốc bám đều trên lá, trái nhất là nới xuất hiện vết bệnh . Lưu ý phun thuốc vào chiều mát hoặc sáng sớm.

– Đúng lúc: Thăm vườn thường xuyên và phun thuốc khi thấy bệnh mới chớm. Sau khi phun thuốc vẫn phải tiếp tục theo dõi và phun nhắc lại 2-3 lần khi bệnh nặng. Lưu ý thời gian cách ly thuốc đã ghi trên bao bì, ví dụ như  VIALPHOS 80 BHN có thời gian cách ly là 14 ngày; Có nghĩa là còn 14 ngày nữa thu họach thì ngưng phun thuốc.
Nếu chúng ta theo dõi chăm sóc vườn,phun thuốc phòng trị bệnh nấm Phytophthora hợp lý thì khâu bảo quản trái sau thu hoạnh sẽ tốt hơn.   


Trong việc dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây sầu riêng cần chú ý sử dụng thuốc sinh học để bảo vệ thiên địch và môi trường. Các thuốc trừ sâu sinh học hiện sử dụng chủ yếu là các chất Abamectin, Emamectin, Matrin, trừ được cả sâu và nhện hại. Đặc biệt các chế phẩm Dầu khoáng được khuyến khích sử dụng trong phương pháp IPM cho các cây có múi ở nhiều nước và nước ta.


Về thuốc trừ bệnh hầu hết vẫn là thuốc hóa học. Các thuốc hóa học trừ bệnh nói chung ít độc hại, vẫn được sử dụng phổ biến. Thuốc trừ bệnh gốc sinh học sử dụng chủ yếu hiện nay là chất Chitosan. Chitosan có tác dụng nhiều mặt, vừa là chất dinh dưỡng, chất tăng sức đề kháng cho cây, vừa trực tiếp ức chế vi sinh vật gây bệnh.
Các thuốc trừ sâu và bệnh trên đây đều có thể pha chung với phân bón lá Better KNO3 để phun.

Nguồn: phanbonhieugiang