CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ĐỐM ĐEN VI KHUẨN TRÊN CÂY XOÀI (BACTERIAL BLACK SPOT)

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ĐỐM ĐEN VI KHUẨN TRÊN CÂY XOÀI (BACTERIAL BLACK SPOT)

Tác nhân gây bệnh:

Bệnh đốm vi khuẩn do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. mangiferae gây ra.

Triệu chứng của bệnh:

Bệnh gây hại trên lá và trái. Gây hại từ khi trái bắt đầu cứng bao đến trái lớn. Bệnh gây hại trên các giống xoài.

BBS on leaf

Triệu chứng trên lá: chóp lá có các đốm nhỏ màu nâu vàng, nhiều đốm bệnh liên kết thành mãng lớn sần sùi, bệnh nặng lá bị khô đi và rụng sớm.

Trên trái, vết bệnh là những chấm nhỏ màu nâu đen hoặc những vết nứt dọc hình chân chim, chung quanh có quầng vàng, từ vết nứt mủ xì ra mang theo vi khuẩn tràn ra ngoài. Trái bị bệnh thường thối từng mãng và rụng.

bbs on fruit

Vườn trồng dày, thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Vi khuẩn tồn tại trên lá và trái bệnh, theo mưa gió xâm nhập qua vết xây xát hoặc vết chích của côn trùng.

23042018_02.jpg

Triệu chứng bệnh đốm vi khuẩn trên trái xoài

Cách phân biệt bệnh đốm đen vi khuẩn và bệnh thán thư hại xoài:

Black spots of BBS (left) and of Anthracnose (right)_2

Bệnh đốm đen vi khuẩn (Lá bên trái) -*-*-*- Bệnh thán thư (Lá bên phải)

Black spot of BBS with its yellow halo_0
Black spots of anthracnose WITHOUT yellow halo_0

Bệnh đốm đen vi khuẩn gây hại trên cả những cành non và những nhánh cây đã già. 

Trong khi đó bệnh thán thư thì không có những triệu chứng như trên.
BBS wounds on young twigs (young branches
BBS wounds on older branches

Mối liên quan giữa Ruồi đục trái và Bệnh đốm đen vi khuẩn trên xoài:

Từ vết nứt do vi khuẩn gây ra trên xoài, ruồi đục trái có điều kiện tấn công vào làm trái bị thối rất nhanh. Ruồi đục trái có tên khoa học Bactrocera dorsalis. 

Ruồi trưởng thành giống ruồi nhà nhưng nhỏ hơn, thân dài khoảng 7-9 mm, sải cánh rộng 13mm. Cánh trong suốt, mép cánh có sọc đen. Con cái cuối bụng có kim đẻ trứng dài và nhọn. Trứng hình hạt gạo, lúc mới đẻ trứng có màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển màu vàng nhạt.

Ấu trùng dạng dòi, không chân,  đẩy sức dài khoảng 6-8mm, màu vàng nhạt, miệng có móc cứng, khi di chuyển dòi cong mình rồi duỗi ra tạo nên sức bật để phóng đi xa, có thể bún mình xa 10-20cm. Ấu trùng đẩy sức bún mình xuống đất hoá nhộng. Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, có khả năng bay xa. Ruồi cái dùng ống đẻ trứng đẻ vào trái, một lần nhiều trứng.

Chỉ trong thời gian ngắn 1-2 ngày, trứng nở ra dòi (ấu trùng). Dòi nở ra ăn thịt trái, tuổi càng lớn dòi càng đục sâu vào phía trong làm trái bị hư và thối.  Bị hại nặng, trái rụng hàng loạt. Trong một trái, có thể có nhiều con dòi cùng một lúc với nhiều tuổi khác nhau. Trái xoài bị dòi gây hại thường bị bệnh thối rất nhanh.  

Trên xoài, ruồi đục trái thường gây hại vào giai đoạn trái xoài già, tuy nhiên trên những trái xoài chưa già bị nứt, ruồi đục trái cũng có thể đẻ trứng vào và ấu trùng phát triển bên trong trái, làm trái thối mềm và rụng. Ở những vườn xoài bị nhiễm bệnh đốm vi khuẩn gây nứt trái thường bội nhiễm ruồi đục trái với mật số cao và có thể làm thiệt hại năng suất 100%.

Ngoài tác hại làm thất thu năng suất nghiêm trọng, ruồi đục trái còn là đối tượng kiểm dịch rất khắt khe của nhiều nước nhập khầu trái cây trên thế giới vì thế cần được kiểm soát nghiêm ngặt trong sản xuất.

Trên đây là một số biện pháp quản lý bệnh đốm vi khuẩn và ruồi đục trái:

Phòng trừ bệnh đốm vi khuẩn ngăn ngừa nứt trái sẽ hạn chế sự gây hại của ruồi đục trái.

Hàng năm sau thu hoạch nên tỉa cành tạo thông thoáng.

Thăm vườn thường xuyên, khi phát hiện trên vườn xoài mới chớm xuất hiện triệu chứng của bệnh nên phun thuốc có các hoạt chất sau:

+ Streptomycin

+ Oxytetracyline

+ Polyoxin B

+ Oxolinic Acid

+ Ningnanmycin

Cách phối thuốc nấm với thuốc khuẩn để trị luôn bệnh phấn trắng, bệnh thán thư (nhằm đỡ công phun xịt):

* Trước khi xoài ra hoa:

+ Thiophenate-Methyl.

+ Benzimidazole.

* Giai đoạn nhú cựa gà đến trước khi bung trà:

+ Difenoconazole.

+ Propiconazole.

* Giai đoạn từ bung trà trở về sau:

+ Azoxystrobin.

Đồng thời hái bỏ những trái bị nứt ngay khi còn trên cây và cả những trái rụng là nơi lưu tồn dòi làm gia tăng mật số ruồi rất nhanh do đó nên thường xuyên thu gom những trái bị rụng đem tiêu hủy (chôn sâu dưới đất,  rải vôi bột để tiêu diệt hết trứng và dòi non) nhằm tránh lây lan, đây là biện pháp rất quan trọng để hạn chế sự phát triển và lây lan của ruồi.

Khi ruồi trưởng thành phát sinh, dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugennol (Vizubon D, Flykil) để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc sử dụng chế phẩm Jianet , phun mỗi cây khoảng 20-50ml bả mồi (tùy theo cây lớn hay cây nhỏ ), chỉ phun thành đốm nhỏ dưới tán cây (không nên phun trực tiếp trên trái).

Thời gian phun tốt nhất là từ 8-10 giờ sáng, tránh phun vào những ngày mưa chế phẩm sẽ không có tác dụng hấp dẫn và diệt ruồi.

Không nên xịt thuốc hóa học trực tiếp lên trái để diệt dòi vì thường hiệu quả không cao và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Tư vấn kĩ thuật: 0969.64.73.79