Nội dung chính
- 1 Top 8 Loại Nấm Bệnh Thường Gặp Ở Cây Trồng Và Thuốc Đặc Trị Hiệu Quả Nhất P.11 ibd
- 1.1 1/ Bệnh nấm hồng
- 1.2 2.Bệnh khô vằn
- 1.3 3. Bệnh sương mai:
- 1.4 4. Bệnh giả sương mai:
- 1.5 5. Bệnh phấn trắng:
- 1.6 6.Thối nhũn, héo xanh, vàng lá chạy dây trên rau màu, lagim…
- 1.7 7. bệnh gỉ sắt
- 1.8 8. Thán Thư , Khô Bông, Đen Bông, Thối Trái:
- 1.9 1/ HỘP SUPERCOOK 85WP 10 GÓI (20GR/GÓI) – TẨY MẠNH RONG RÊU, TẢO, ĐỊA Y NẤM BỆNH
- 1.10 2/ THUỐC TRỪ BỆNH RORAI WP SẠCH KHUẨN – ĐẶC TRỊ BỆNH VÀNG LÁ, THỐI NHŨN, HÉO XANH
- 1.11 3/ THUỐC TRỪ BỆNH LEENER 66SC – ĐẶC TRỊ BỆNH VÀNG LÁ, PHẤN TRẮNG, RỈ SẮT, ĐỐM LÁ
- 1.12 4/ THUỐC TRỪ BỆNH AUDIONE 325SC – ĐẶC TRỊ NẤM BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
- 1.13 5/ DACCOMILL 500SC -THUỐC ĐẶC TRỊ NẤM HỒNG, PHẤN TRẮNG, THỐI RỄ, XÌ MỦ, CHẾT CÂY
- 1.14 6/ HOTISCO 300EC – THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH LEM LÉP HẠT, RỈ SẮT, ĐỐM LÁ CÂY TRỒNG
- 1.15 7/ THUỐC TRỪ BỆNH IRON FANO 5.5 – ĐẶC TRỊ BỆNH THỐI NHŨN, SƯƠNG MAI, HÉO XANH
- 1.16 8/ THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC MOLBENG 2SL – ĐẶC TRỊ BỆNH NẤM VÀ VI KHUẨN HẠI CÂY
- 1.17 9/ THUỐC TRỪ BỆNH ZIPRA 80WP – ĐẶC TRỊ NẤM BỆNH, VI KHUẨN, THÁN THƯ
Top 8 Loại Nấm Bệnh Thường Gặp Ở Cây Trồng Và Thuốc Đặc Trị Hiệu Quả Nhất P.11 ibd
1/ Bệnh nấm hồng
Còn gọi là mốc hồng: là một bệnh phổ biến trên cây thân gỗ ở các vùng nhiệt đới ẩm trên thế giới. Bệnh rất phổ biến trên cây ăn quả đặc biệt trên khu vực rìa phía Nam của Tây Nguyên. Những vùng có lượng mưa cao trên 250 mm/tháng, có thời tiết nóng ẩm dài ngày trong mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Các cây ăn quả thân gỗ như cây xoài, sầu riêng, cây mít, nhãn, chôm chôm, mãng cầu ta, mãng cầu xiêm, cây có múi, cây bơ, cây măng cụt, cam, bưởi,… là những cây bị gây hại phổ biến. Bệnh nấm hồng còn là dịch hại nguy hiểm trên một số cây công nghiệp như cây cao su, cà phê, cây tiêu, cây điều, cây ca cao…
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh nấm hồng do nấm Coricium salmonicolor gây ra.
- Bệnh nấm hồng xuất hiện chủ yếu ở trên cành, nhưng nơi phân giáp với thân hoặc cành mọc ngang (đây là những cành mang trái). Ban đầu bệnh chỉ xuất hiện một số đốm màu hồng nhạt, nhẵn. Sau đó dần đần vết bệnh phát triển mạnh hơn, các vết bệnh dày lên và có màu hồng đậm. Trên bề mặt của vết bệnh sẽ có những bào tử nấm màu hồng nhạt mịn. Khi vết bệnh nặng sẽ có màu trắng xám và lan nhanh lên hết cành
Triệu chứng của bệnh nấm hồng trên một số loại cây
Bệnh nấm hồng trên cây mai
bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
bệnh nấm hồng trên cà phê
2.Bệnh khô vằn
Là một trong những bệnh hại khá phổ biến trên cây lúa nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng xuất, phẩm chất lúa gạo khi thu hoạch. Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây nên, ngoài hại trên cây lúa loại nấm này còn gây hại trên một số loài cây trồng khác như đậu tương, ngô, mía, đậu đỗ…
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây nên, ngoài hại trên cây lúa loại nấm này còn gây hại trên một số loài cây trồng khác như đậu tương, ngô, mía, đậu đỗ…
- Bệnh khô vằn gây hại chủ yếu ở bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.
- Vết bệnh ở bẹ lá lúc đầu là vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bệnh nặng, cả bẹ và phần lá phía trên bị chết lụi.
- Vết bệnh ở lá tương tự như ở bẹ lá, thường vết bệnh lan rộng ra rất nhanh chiếm hết cả bề rồng phiến lá tạo ra từng mảng vân mây hoặc dạng vết vằn da hổ. Các lá già ở dưới hoặc lá sát mặt nước là nơi bệnh phát sinh trước sau đó lan lên các lá ở trên.
- Vết bệnh ở cổ bông thường là vết kéo dài bao quanh cổ bông, hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co tóp lại.
Trên vết bệnh ở các vị trí gây hại đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh. Hạch nấm rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng.
Triệu chứng của bệnh khô vằn trên một số loại cây
bệnh khô vằn hại lúa
bệnh khô vằn hại ngô
bệnh khô vằn hại đậu tương
3. Bệnh sương mai:
Có tên khoa học là Downy mildew xuất hiện ở cây trồng do sự tấn công xuyên suốt từ lúc nhỏ đến lớn của nấm Peronospora parasitica, phát sinh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt và mát mẻ từ 10 – 15 °C.
Nguyên nhân gây bệnh
-
- Dấu hiệu nhận biết bệnh: Xuất hiện trên lá cây những đốm nhỏ màu nâu và vàng.
- loại nấm này bám chặt vào mặt dưới của lá cây, hút hết chất dinh dưỡng của lá cây và lan dần ra từ các tầng lá dưới cho đến ngọn. Ở mặt trên lá, đốm bệnh lúc đầu nhỏ, có màu xanh nhạt, sau đó biến dần sang màu vàng rồi màu nâu nhạt và thường bị giới hạn giữa các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có dạng hình góc cạnh
Triệu chứng của bệnh sương mai trên một số loại cây
bênh sương mai hại vải
bệnh sương mai hại dưa leo
4. Bệnh giả sương mai:
Bệnh giả sương mai thường phát triển và gây hại mạnh ở mặt dưới của lá. Khi nhìn phía trên xuống chỉ thấy những đốm vàng loang lổ., ban đầu vết bệnh là những đốm xanh nhạt , ướt sau chuyển vàng nhạt, hình góc cạnh do vết bệnh bị giới hạn bởi các gân lá. Sau đó vết bệnh chuyển sang màu nâu hình tròn đa giác hoặc hình bất định. Vết bệnh nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá thường có góc cạnh và bị giới hạn bởi các gân lá. Đặc biệt trong điều kiện ẩm độ cao (mưa nhiều, nhiệt độ thấp), quan sát ở măt dưới lá chỗ có vết bệnh thường thấy ươn ướt và xuất hiện lớp bào tử nấm màu tím nhạt, nhất là lúc sáng sớm và mất đi khi trời nắng.bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh giả sương mai do Pseudoperonospora cubensis gây ra
Bào tử nấm được phát tán đi xa nhờ gió đến các cây và ruộng lân cận. Khi gặp điều kiện thuận lợi bào tử nảy mầm xâm nhập vào tế bào mô cây ký chủ. Giai đoạn hữu tính nấm hình thành bào tử trứng, tồn tại ở trên lá và tàn dư cây bệnh. Các triệu chứng xuất hiện từ 4 đến 12 ngày sau khi nhiễm bệnh. Bệnh phát sinh sớm từ khi cây có 3 lá thật, bệnh lây lan rất nhanh và dễ dàng giữa các tầng lá trong một cây hoặc từ cây này sang cây khác, bệnh bắt đầu trở nặng từ khi thu hoạch cho đến cuối vụ. Bệnh nặng gây rách các mô tế bào, thậm chí làm lá biến dạng, giảm hoạt động quang hợp sớm trong quá trình phát triển của cây dẫn đến cây còi cọc và giảm năng suất, đặc biệt là ở dưa leo. Hiện tượng rụng lá sớm cũng có thể làm cho quả bị cháy nắng do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng trực tiếp.
Cách phân biệt bệnh sương mai và giả sương mai:
– Giống nhau:
+ Đều do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra, mặt trên xuất hiện các vết vàng loang lổ.
– Khác nhau:
+ Bệnh sương mai gây bệnh ở mặt trên của lá nhưng bệnh giả sương mai không gây bệnh ở mặt trên của lá.
+ Bệnh sương mai hình thành những lớp lông ở bên trên mặt lá còn giả sương mai bệnh biểu hiện ở mặt dưới lá.
Triệu chứng của bệnh giả sương mai trên một số loại cây
bệnh giả sương mai trên bầu bí ( bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới của lá)
hình ảnh dưa lưới bị nhiễm nấm giả sương mai nặng
5. Bệnh phấn trắng:
từ nấm Erysiphe cichoarcearum, là loại nấm ký sinh chuyên tính, chúng bám tạo vòi đâm vào tế bào trên bề mặt lá và hút chất dinh dưỡng.
Bệnh tồn tại kí sinh bắt buộc quanh năm trên họ bầu bí hoặc cây dại, lây lan qua gió và không khí khi tiếp xúc giữa cây bệnh với cây khỏe. Độ ẩm không khí càng cao là điều kiện thuận lợi cho bào tử phát sinh nảy mầm nhanh.
Nguyên nhân gây bệnh
Dễ dàng nhận biết bệnh nấm phấn trắng trên cây trồng qua lớp phấn trắng mọc ở cả hai mặt của lá và đôi khi trên hoa, quả và thân. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thường là những đốm tròn màu trắng trên lá. Về sau, các lá thường cuộn lại và có hình dạng móp méo; chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu, có thể rụng sớm. Điều này có thể khiến cây suy yếu dần; và nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng phục hồi và chết cây trồng.
bệnh phấn trắng hại nho
phấn trắng trên cây chanh dây
phấn trắng trên cây hoa hồng
bông xoài nhiễm bệnh phấn trắng
6.Thối nhũn, héo xanh, vàng lá chạy dây trên rau màu, lagim…
Bệnh thối nhũn là bệnh gây hại cho cây trồng phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra gây hại các bộ phận mọng nước của cây như quả, củ, thân.
Bệnh này có thể xuất hiện khi cây đang trong giai đoạn trồng và sau khi thu hoạch để trong kho bảo quản.
Thối nhũn là tình trạng lá, thân cây dần bị trũng xuống, mọng nước và thối nhũn đi theo thời gian. Dấu hiệu bệnh đầu tiên thường xuất hiện trên lá cây, sau đó chuyển dần lên cuốn lá rồi lan ra toàn bộ cây.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thối nhũn do một số vi khuẩn gây ra; phổ biến nhất là vi khuẩn Pectobacterium carotovorum (trước đây gọi là Erwinia carotovora); Dickeya dadantii (trước đây gọi là Erwinia chrysanthemi); và một số loài Pseudomonas, Bacillus và Clostridium.
Những loại vi khuẩn trên có thể xâm nhập vào cây qua dụng cụ nông nghiệp không được vệ sinh sạch khuẩn; côn trùng; thời tiết khắc nghiệt như mưa đá.
Vi khuẩn có thể lây lan từ cây này sang cây khác do côn trùng; trên các dụng cụ bị nhiễm bẩn, hoặc do đất hoặc nước bị ô nhiễm.
Bệnh này có xu hướng nặng hơn khi thời tiết ẩm ướt và khi cây trồng thiếu canxi.
Triệu chứng của bệnh thối nhũn
Trên thân và cuống lá của các cây mắc bệnh thối nhũn sẽ xuất hiện những mảng mềm; nhũn; có màu kem đến màu rám nắng. Các mảng này được bao quanh bởi một vòng có màu nâu sẫm hoặc đen.
Khi gặp điều kiện thích hợp, những mảng nhũn này sẽ bắt đầu xâm nhập vào bên trong. Ban đầu không có mùi hôi; nhưng khi bệnh thối nhũn phát triển nặng hơn, nhiễm trùng thứ cấp xâm nhập và cây bị thâm đen bốc ra mùi hôi.
Các cách phòng tránh và chữa trị bệnh thối nhũn
Cách phòng tránh
- Tránh điều kiện ẩm ướt là chìa khóa để phòng chống bệnh này. Trồng rau trên đất thoát nước tốt; kiểm soát thời gian và lượng nước tưới; đảm bảo cây được tưới đủ nước (nhưng không quá nhiều) và đồng đều.
- Đảm bảo độ phì nhiêu của đất (đặc biệt là canxi trong đất) là tối ưu cho các loại rau bạn đang trồng dựa trên kiểm tra độ dinh dưỡng của đất.
- Trồng luân canh các loại rau ít có khả năng nhiễm bệnh thối nhũn với các loại rau dễ nhiễm bệnh. Ngô, đậu cô ve và củ cải đường là những loại rau không dễ bị thối nhũn. Khi trồng bông cải xanh, tránh những giống có đầu phẳng / lõm vì chúng rất dễ giữ nước. Thay vào đó, hãy chọn những giống có đầu hình vòm để nước dễ dàng thoát đi.
- Tránh làm hỏng rau khi làm cỏ và khi thu hoạch.
- Chỉ thu hoạch trong điều kiện khô ráo.
- Bảo quản rau ở nơi khô ráo, thoáng mát, thoáng khí để ngăn vi khuẩn phát triển.
- Vào cuối mùa trồng trọt, hãy loại bỏ mọi mảnh vụn thực vật bị nhiễm bệnh còn sót lại trong vườn của bạn và tiêu hủy vật liệu bằng cách đốt hoặc chôn lấp.
Các loại cây trồng hay nhiễm bệnh thối nhũn
Bệnh này thường xuất hiện trên các loại rau củ như cà rốt; hành tây; cà chua; và phổ biến nhất là trên khoai tây.
Vi khuẩn gây bệnh cũng xâm nhập vào các cây họ bầu bí (ví dụ: dưa chuột, dưa, bí, bí ngô); và các loại cây họ cải (ví dụ, bắp cải, súp lơ, cải ngọt).
bênh thối nhũn chết dây dưa leo
bệnh thối nhũn rau màu
bệnh thối nhũn mít
bệnh thối nhũn cà rốt
7. bệnh gỉ sắt
Bệnh rỉ sắt là một nhóm bệnh nấm ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của thực vật. Lá thường là vị trí bị ảnh hưởng phổ biến nhất, nhưng thỉnh thoảng cũng có thể tìm thấy rỉ sắt trên thân cây, thậm chí cả hoa và quả.
Ước tính có khoảng 168 chi gỉ sắt và khoảng 7.000 loài, hơn một nửa trong số đó thuộc chi Puccinia. Nấm gỉ sắt là tác nhân gây bệnh thực vật khá phổ biến. Được coi là một nhóm, rất đa dạng và ảnh hưởng đến nhiều loại thực vật.
Triệu chứng nhận biết bệnh rỉ sắt
8. Thán Thư , Khô Bông, Đen Bông, Thối Trái:
Thuật ngữ “bệnh thán thư” được sử dụng để mô tả một loạt các triệu chứng cụ thể do toàn bộ một chi nấm gây ra. Hầu hết bệnh thán thư trên cây trồng là do Chi Colletotrichum gây ra.
Đặc biệt loại nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ảnh hưởng đến những loại thực vật còn lại. Nó gây hại cho cỏ và cây ngũ cốc, trái cây và rau quả, cây họ đậu, cây lâu năm và cây cối.
bệnh thán thư hại ớt
bệnh thán thư hại cà chua
Các triệu chứng của bệnh
Bệnh có thể dễ dàng phát hiện tại thân, lá, chồi, hoa, quả của cây. Chúng sẽ xuất hiện các đốm hay chấm nhỏ. Trông những vùng đó sẽ giống như lá bị khô hoặc cháy.
Diễn biến của bệnh
Rau quả có thể xuất hiện các vết bệnh thâm, lõm dọc theo thân hoặc trên quả. Vết đốm sẽ tiếp tục sẫm lại thành màu đen và có thể chiếm toàn bộ bề mặt lá hoặc cành. Theo thời gian, các đốm đen có thể rụng hoàn toàn, để lại các lỗ trên bề mặt lá.
Những vết bệnh này sẽ phát triển thành bệnh thối quả trên quả. Nhưng nếu cây khỏe và khỏe mạnh thì cây vẫn phải sống sót nếu được chăm sóc thích hợp. Quả thối có thể trông hơi hồng và trũng xuống.
Ở các cây ngũ cốc như lúa mì hoặc ngô, bệnh chết hàng loạt có thể bắt đầu xảy ra. Điều này có thể tiếp diễn ngay cả trong những tháng nóng hơn trong năm. Vết bệnh có thể xuất hiện trên cuống và có thể phát triển thành thối cuống.
và sau đây là 10 loại thuốc đặc trị nấm hiểu quả kể cả nấm khó trị nhất
1/ HỘP SUPERCOOK 85WP 10 GÓI (20GR/GÓI) – TẨY MẠNH RONG RÊU, TẢO, ĐỊA Y NẤM BỆNH
Supercook 85wp có thể phun trên lá , tưới gốc hoặc sử lí ngay vết bệnh
THÀNH PHẦN HỘP SUPERCOOK 85WP 10 GÓI (20GR/GÓI):
Hoạt chất : Copper oxychioride 85% w/w
CÔNG DỤNG BỘ SUPERCOOK 85WP 10 GÓI (20GR/GÓI):
Là thuốc trừ bệnh gốc đồng dùng để phòng trừ bệnh đốm lá cà chua, vi lượng đồng có trong hoạt chất copper oxychloride giúp cây phát triển tốt, vườn xanh mướt, gia tăng năng xuất và chất lượng nông sản, ít độc với ong, cá, gia súc, gia cầm, con người và không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái,
+ Dùng rửa vườn.
+ Phòng trị nấm hồng, rỉ sắt, thán thư.
+ Đặc biệt quét sạch tảo và rong rêu.
+ Thuốc còn bổ sung vi lượng Đồng giúp cây xanh bóng, tăng quang hợp.
ĐẶC TRỊ BỆNH CÂY DO CẢ NẤM VÀ VI KHUẨN GÂY RA
==> Để xem thông tin đầy đủ và mua sản phẩm này, mời quý anh chị tham khảo tại đây nhé: HỘP SUPERCOOK 85WP 10 GÓI (20GR/GÓI) – TẨY MẠNH RONG RÊU, TẢO, ĐỊA Y NẤM BỆNH
2/ THUỐC TRỪ BỆNH RORAI WP SẠCH KHUẨN – ĐẶC TRỊ BỆNH VÀNG LÁ, THỐI NHŨN, HÉO XANH
khối lượng 25gr
đăng ký: bạc lá ( cháy bìa lá), lem lép hạt lúa, thán thư vải
Thành phần THUỐC TRỪ BỆNH RORAI WP SẠCH KHUẨN:
Streptomycin sulfate 5g/kg
Ningnanmycin 5g/kg
Polyxin B 11g/kg
Công dụng THUỐC TRỪ BỆNH RORAI WP SẠCH KHUẨN:
Với sự hỗn hợp 3 hoạt chất Ningnanmycin, Streptomycin sulfate và Polyoxin B là thuốc trừ bệnh sinh học có tác động nội hấp mạnh, phát huy hiệu quả nhanh và hiệu lực kéo dài.
Đặc trị hữu hiệu các loại bệnh do nấm và vi khuẩn gây hại trên cây trồng như:
+ Bệnh vàng lá, bạc lá (cháy bìa lá) trên cây lúa.
+ Loét, sẹo, thối rễ, vàng lá trên cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi).
+ Thối nhũn, héo xanh, chạy dây trên rau màu, lagim.
+ Thán thư trên vải, xoài,…
+ Chết nhanh, chết chậm (thối rễ, vàng lá) trên cây tiêu.
==> Để xem thông tin đầy đủ và mua sản phẩm này, mời quý anh chị tham khảo tại đây nhé: THUỐC TRỪ BỆNH RORAI WP SẠCH KHUẨN – ĐẶC TRỊ BỆNH VÀNG LÁ, THỐI NHŨN, HÉO XANH
3/ THUỐC TRỪ BỆNH LEENER 66SC – ĐẶC TRỊ BỆNH VÀNG LÁ, PHẤN TRẮNG, RỈ SẮT, ĐỐM LÁ
Qui cách: 1 lít.
THÀNH PHẦN THUỐC TRỪ BỆNH LEENER 66SC
– Hoạt chất Hexaconazole 56 g/l + Tricyclazole 10 g/l
Ưu Điểm:
Tác dụng kép sạch bệnh và dưỡng cây nên tiết kiệm chi phí.
Giúp nông sản có màu sắc sáng đẹp hơn.
Hiệu quả trừ bệnh cao.
Công Dụng THUỐC TRỪ BỆNH LEENER 66SC:
Trừ bệnh:
+ Khô vằn, lem lép hạt hại lúa, ngô(bắp)
+ Rỉ sắt, nấm hồng, đốm vòng hại cà phê.
+ Phấn trắng hại xoài, nhãn.
+ Lở cổ rễ hại thuốc lá.
+ Đốm lá hại lạc (đậu phộng).
+ Phấn trắng, đốm đen, rỉ sắt hại hoa hồng.
+ Ghẻ sẹo hại cam.
==> Để xem thông tin đầy đủ và mua sản phẩm này, mời quý anh chị tham khảo tại đây nhé: THUỐC TRỪ BỆNH LEENER 66SC – ĐẶC TRỊ BỆNH VÀNG LÁ, PHẤN TRẮNG, RỈ SẮT, ĐỐM LÁ
4/ THUỐC TRỪ BỆNH AUDIONE 325SC – ĐẶC TRỊ NẤM BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
THỂ TÍCH THỰC : 250ML
– đặc trị bệnh đạo ôn, lem lép hạt lúa, THẤM SÂU NHANH HẠN CHẾ MƯA RỬA TRÔI
THÀNH PHẦN THUỐC TRỪ BỆNH AUDIONE 325SC :
AZOXYSTROBIN 200G/L + DIFENOCONAZOLE 125G/L. PHỤ GIA VÀ DUNG MÔI VỪA ĐỦ 1 LÍT.
CÔNG DỤNG THUỐC TRỪ BỆNH AUDIONE 325SC
SẢN PHẨM AUDIONE 325SC LÀ THUỐC TRỪ NẤM NỘI HẤP, DIỆT HIỆU QUẢ NẤM BỆNH VỚI CÔNG DỤNG NHƯ SAU :
– THẤM SÂU NHANH HẠN CHẾ MƯA RỬA TRÔI
– CHUYỂN VỊ MẠNH PHUN MẶT TRÊN BẢO VỆ CẢ MẶT DƯỚI
– LƯU DẪN MẠNH BẢO VỆ CẢ PHẦN NON MỚI MỌC
– DẠNG HUYỀN PHÙ KHÔNG GÂY NÓNG LÚA
AUDIONE 325SC ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐẶC TRỊ BỆNH ĐẠO ÔN, LEM LÉP HẠT TRÊN LÚA
==> Để xem thông tin đầy đủ và mua sản phẩm này, mời quý anh chị tham khảo tại đây nhé: THUỐC TRỪ BỆNH AUDIONE 325SC – ĐẶC TRỊ NẤM BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
5/ DACCOMILL 500SC -THUỐC ĐẶC TRỊ NẤM HỒNG, PHẤN TRẮNG, THỐI RỄ, XÌ MỦ, CHẾT CÂY
dung tích: 450ml
THÀNH PHẦN THUỐC TRỪ BỆNH DACCOMILL 500SC :
Hoạt chất: Chlorothalonil:
CÔNG DỤNG THUỐC TRỪ BỆNH DACCOMILL 500SC :
Hoạt chất: Chlorothalonil là hoạt chất trừ nấm phổ rộng, giúp ức chế mầm bệnh ngăn cản sự nảy mầm của bào tử, phá vỡ màng tế báo nấm bệnh, phòng trừ hiệu quả các loại nấm bệnh: thán thư, thối rễ, thối dây, thối trái, sương mai, rỉ sắt, xì mủ, đốm lá, khô vằn, phấn trắng, ghẻ trái, chết cây con…
==> Để xem thông tin đầy đủ và mua sản phẩm này, mời quý anh chị tham khảo tại đây nhé: DACCOMILL 500SC -THUỐC ĐẶC TRỊ NẤM HỒNG, PHẤN TRẮNG, THỐI RỄ, XÌ MỦ, CHẾT CÂY
6/ HOTISCO 300EC – THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH LEM LÉP HẠT, RỈ SẮT, ĐỐM LÁ CÂY TRỒNG
HOTISCO 300EC – Thuốc trừ bệnh lem lép hạt, rỉ sắt, đốm lá (thay Tilt super syngenta)
Thành phần thuốc trừ bệnh HOTISCO 300EC:
- Difenoconazole 150g/l
- Propiconazole 150g/l : 300g/l
- Cùng các thành phần và tá dược khác có trong sản phẩm
Công dụng thuốc trừ bệnh HOTISCO 300EC:
đặc trị lem lép hạt, đốm lá, rỉ sắt
Là thuốc được hỗn hợp từ 2 hoạt chất trừ nấm bện. Có tác động nội hấp mạnh và lưu dẫn mạnh bên trong thân cây. Nên hạ chế rửa trôi rất tốt. thuốc có phể tác dụng rộng, phòng trị được nhiều loại nấm bệnh hại cây trồng. dễ dàng pha chung với các loại thuốc khác
==> Để xem thông tin đầy đủ và mua sản phẩm này, mời quý anh chị tham khảo tại đây nhé: HOTISCO 300EC – THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH LEM LÉP HẠT, RỈ SẮT, ĐỐM LÁ CÂY TRỒNG
7/ THUỐC TRỪ BỆNH IRON FANO 5.5 – ĐẶC TRỊ BỆNH THỐI NHŨN, SƯƠNG MAI, HÉO XANH
Thành phần THUỐC TRỪ BỆNH IRON FANO 5.5:
Curcuminoid………………….5%
Gingerol………………………..0.5%
Công dụng THUỐC TRỪ BỆNH IRON FANO 5.5:
==> Để xem thông tin đầy đủ và mua sản phẩm này, mời quý anh chị tham khảo tại đây nhé: THUỐC TRỪ BỆNH IRON FANO 5.5 – ĐẶC TRỊ BỆNH THỐI NHŨN, SƯƠNG MAI, HÉO XANH
8/ THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC MOLBENG 2SL – ĐẶC TRỊ BỆNH NẤM VÀ VI KHUẨN HẠI CÂY
dung tích: 240ml
THÀNH PHẦN THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC MOLBENG 2SL:
Ningnanmycin 20g/ lít
ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC MOLBENG 2SL:
- MOLBENG 2SL là thuốc trừ bệnh sinh học thế hệ mới có tác dụng phòng trừ hiệu quả các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra như: Bạc lá, đạo ôn, lem lép hạt lúa; Mốc xám bắp cải; Sương mai, lở cổ rễ cà chua; Sương mai dưa hấu, bí xanh; Thối quả xoài, vải.
==> Để xem thông tin đầy đủ và mua sản phẩm này, mời quý anh chị tham khảo tại đây nhé: THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC MOLBENG 2SL – ĐẶC TRỊ BỆNH NẤM VÀ VI KHUẨN HẠI CÂY
9/ THUỐC TRỪ BỆNH ZIPRA 80WP – ĐẶC TRỊ NẤM BỆNH, VI KHUẨN, THÁN THƯ
THÀNH PHẦN THUỐC TRỪ BỆNH ZIPRA 80WP :
- Ziram : 50w/w + thiram 30% w/w
CÔNG DỤNG THUỐC TRỪ BỆNH ZIPRA 80WP:
Zipra 80wp có tác động tiếp xúc phổ tác dụng rộng, thấm nhanh có hiệu quả với nhiều loại nấm bệnh hại cây trồng
Ziram + Thiram có thể phòng ngừa được các loại bệnh như bệnh mốc sương cà chua, thán thư xoài, nứt thân chảy mủ, nhựa dưa hấu, khô vằn hại lúa, đốm vòng…
Zipra 80wp được đăng ký để phòng bệnh thán thư trên cây điều, và rỉ sắt trên cà phê
==> Để xem thông tin đầy đủ và mua sản phẩm này, mời quý anh chị tham khảo tại đây nhé: THUỐC TRỪ BỆNH ZIPRA 80WP – ĐẶC TRỊ NẤM BỆNH, VI KHUẨN, THÁN THƯ
- Liên hệ mua hàng sieuthiphanthuoc.org Thuốc bvtv _ hạt giống_ Phân bón
- ĐC: KM 128 TÂN PHÚ ĐỒNG NAI
-Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79 (MR LINH)
-Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33
Đặt mua thuốc BVTV trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Hoặc đặt mua thuốc BVTV online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như sieuthiphanthuoc.org
- Để mua phân bón uy tín, quý bà con có thể truy cập đường dẫn sau: Các loại phân bón uy tín
- Để mua các loại thuốc trị bệnh cho cây trồng uy tín, quý bà con có thể truy cập đường dẫn sau: Các loại thuốc BVTV uy tín