TỔNG QUAN VỀ CÂY PHẬT THỦ

TỔNG QUAN VỀ CÂY PHẬT THỦ

TỔNG QUAN VỀ CÂY PHẬT THỦ

Cây phật thủ có tác dụng giảm đau, cầm máu, hóa đờm, chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạn sườn chướng đau, giảm trừ co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng chức năng tiêu hóa… Đặc biệt, tinh dầu quả phật thủ còn là nguyên liệu để sản xuất các loại bánh mứt kẹo, nước giải khát, thực phẩm dinh dưỡng cao cấp.

TỔNG QUAN VỀ CÂY PHẬT THỦ

Ngoài giá trị kinh tế, cây phật thủ dù không ăn được nhưng lại là loại tạo dáng ở dạng bonsai cây cảnh quý tộc. Quả màu vàng kim hình bàn tay phật rất đẹp, cái đẹp tâm linh khó tả. Quả phật thủ tỏa ra mùi hương tâm linh nơi chùa chiền, bàn thờ gia tiên… 

Vì vậy, trong những năm gần đây phật thủ được nhiều người ưa chuộng đặc biệt vào dịp Tết bởi chúng được quan niệm mang lại may mắn và được ví như bàn tay Phật che chở, mang an lành, sung túc đến cho gia chủ. Vì quan niệm đó, nhiều người mua phật thủ về bày lên bàn thờ, với mong muốn được hưởng những điều tốt lành. Cũng có những người tự mua giống về trồng trong chậu. Nhưng vì đây là cây “khó tính” nên đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đặc biệt.

Nhiệt độ thích hợp trồng cây phật thủ

Cây phật thủ làm cảnh và có quả hình bàn tay Phật này chỉ thích hợp trồng tại khu vực có khí hậu ôn đới, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Phật thủ ưa sáng, nên phải để dưới ánh sáng trực xạ. Phật thủ ưa đất chua pH 5,5 – 6,5. Những vùng đất chua có thể trộn thêm xỉ lò, tưới nước để giảm thành phần kiềm. Ngoài ra còn có thể tưới thêm FeSO4 để thay đổi trị số pH của đất.

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79