SÂU KHOANG (SÂU ĂN TẠP) LÀ GÌ? CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ

Biện pháp phòng trừ sâu khoang hại cây trồng vụ đông | Nhà Nông Xanh

SÂU KHOANG (SÂU ĂN TẠP) LÀ GÌ? CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ

Tên khoa học: Spodoptera litura

Họ: Noctuidae

Bộ: Lepidoptera

Phân bố và đối tượng cây trồng bị hại

Sâu ăn tạp là loài có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới. Sâu ăn tạp là một trong những loài sâu ăn lá quan trọng, là loài sâu đa thực có thể phá hại đến 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lương thực, cây phân xanh,…

Triệu chứng gây hại của sâu khoang (sâu ăn tạp – Spodoptera litura) đối với các loại cây trồng

Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau, đậu. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất.

Đặc điểm hình thái của sâu khoang (sâu ăn tạp – Spodoptera litura)

– Ngài (bướm trưởng thành): có chiều dài thân khoảng 20-25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm. Cách trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. Bướm có đời sống trung bình từ 1 – 2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2000 trứng. Thời gian đẻ trứng trung bình của bướm kéo dài từ 5-7 ngày đôi khi đến 10 – 12 ngày.

Biện pháp phòng trừ sâu khoang hại cây trồng vụ đông | Nhà Nông Xanh

Thành trùng, trứng và ấu trùng sâu ăn tạp trong đất (Nguồn: Trần Văn Hai, ĐHCT)

– Trứng: Trứng có hình bán cầu, đường kính từ 0,4 – 0,5mm. Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ. Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Ổ trứng có phủ lớp lông từ bụng bướm mẹ. mới đẻ màu vàng, sau màu tro tối xếp với nhau thành ổ. Trứng đẻ thành ổ trên lá, một ổ có từ 50 – 200 trứng. Một con cái có thể đẻ từ 500 – 2.000 trứng. 

– Ấu trùng (sâu non): Nếu điều kiện thuận lợi sâu có thể dài từ 35 – 53mm, hình ống tròn. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất. Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”.

– Nhộng: Nhộng kích thước dài từ 18-20mm. Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ, cuối bụng có một đôi gai ngắn. Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được.

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại sâu khoang (sâu ăn tạp – Spodoptera litura):

* Vòng đời: 25 – 48 ngày

– Trứng: 3 – 7 ngày

– Sâu non: 12 – 27 ngày

– Nhộng: 8-10 ngày

– Trưởng thành: 2 – 4 ngày

Biện pháp quản lý Sâu Khoang gây hại nghiêm trọng trên rau màu

Vòng đời sâu khoang (sâu ăn tạp – Spodoptera litura)

* Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu khoang (sâu ăn tạp) (sâu ăn tạp – Spodoptera litura):

– Ngài: Bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6-7 mét, có xu tính với mùi chua ngọt và ánh sáng bước sóng ngắn. Sau khi vũ hoá vài giờ, bướm có thể bắt cặp và một ngày sau đó có thể đẻ trứng.

– Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất. Sâu tuổi 1-2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng nhanh. Tuy nhiên sự gây hại thường không nghiêm trọng lắm do khả năng tự đền bù của cây. Khi đẫy sức sâu chui xuống đất hoá nhộng, sau khoảng 10 ngày thì vũ hoá. Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non. Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hoá nhộng.

– Sâu ăn tạp ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng. Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm.

20SAU-XANH-DUC-QUA-2-1276.html

Thiệt hại do sâu khoang (sâu ăn tạp Spodoptera litura) trên lá đậu nành, ớt, cải xà lách và dưa hấu (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT)

Phòng trừ sâu hại cây thuốc lá - Cây trồng vật nuôi

(B); (C); (D) Sâu gây hại lá, trái ớt; (E) Vết sâu hại trên trái ớt.

GẠO VÀ CÂY TRỒNG: Thuốc trừ sâu ăn tạp trên mai vàng kiểng

Bướm sâu ăn tạp; Sâu ăn tạp trên lá đậu; Sâu ăn phá dưa leo; Sâu phá hại dưa hấu

sâu khoang

Ổ trứng sâu khoang đang nở; Sâu khoang phá hại lá

Thiên địch của sâu khoang (sâu ăn tạp – Spodoptera litura):

– Các loài ăn mồi: Bọ rùa, kiến, bọ xít ăn thịt, bọ cánh cứng.

– Ong kí sinh: Cotesia prodeniae, Telenomus remus.

– Vi khuẩn BT, virus nhân đa diện.

Biện pháp phòng trừ sâu khoang (sâu ăn tạp – Spodoptera litura):

– Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

+ Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất, phơi và xử lý thuốc trừ sâu hoặc cho ruộng ngập nước 2-3 ngày để diệt nhộng, sâu non có trong đất.

+ Phải thường xuyên đi thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chưa phân tán đi xa.

– Biện pháp sinh học:

+ Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng: Các loại thiên địch gồm 4 nhóm ký sinh sau: côn trùng ký sinh (Ong thuộc họ Braconidae và ruồi thuộc họ Tachinidae ), nấm ký sinh (Beauveria sp. và Nomurea sp. ), siêu vi khuẩn gây bệnh VPV, vi khuẩn và Microsporidia.

+ Ngài sâu khoang có khuynh hướng thích mùi chua ngọt và ánh sáng đèn, do đó có thể dùng bẫy bả chua ngọt để thu hút bướm khi chúng phát triển rộ. Bả chua ngọt gồm 4 phần giấm + 1 phần mật + 1 phần rượu + 1 phần nước. Sau đó đem bả mồi vào chậu rồi đặt ở ngoài ruộng vào buổi tối nơi thoáng gió có độ cao 1m so với mặt đất. Dùng bẫy pheromone để dự báo trước sự đẻ trứng của sâu ăn tạp. Hàng ngày theo dõi dự báo sự phát triển của sâu qua bẫy pheromone, thường xuyên ngắt bỏ ổ trứng và diệt ấu trùng trên những ruộng dẫn dụ.

+ Dùng hoa hướng dương hay các loài cây có thể dẫn dụ sâu ăn tạp trồng xung quanh ruộng canh tác để dễ dàng tiêu diệt.

+ Dùng sản phẩm sinh học có nguồn gốc nấm, vi khuẩn khi có những dấu hiệu cắn phá lá đầu tiên. Thông thường 10 ngày sau phải phun thuốc lại.

– Biện pháp hóa học:

Atabron được dùng làm nền phối hợp với các loại thuốc còn lại hoặc với các loại thuốc cúc tổng hợp sẽ cho hiệu quả phòng trị rất tốt. Sâu ăn tạp cũng rất dễ kháng thuốc, nên luân phiên nhiều loại thuốc để phun. Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin (Abamectin; Tập kỳ 1.8 EC Abatin 1.8 EC; Silsau 3.6 EC…); các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như V-BT; Biocin 8000 SC, Dipel 32 WP có nguồn gốc NPV như Vicin- S… hoặc thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Karate 2.5 EC, SecSaigon 5 EC… /.  các loại thuốc có hoạt chất Emamectin; Lufenuron hay hỗn hợp (Chlorantraniliprole + Abamectin)…

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79