PHÒNG TRỪ CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY THANH LONG RUỘT ĐỎ

KIẾN ĐEN, KIẾN LỬA GÂY HẠI THANH LONG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ BỆNH | Thanh Long  Việt

PHÒNG TRỪ CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY THANH LONG RUỘT ĐỎ

Thanh long ít bị sâu bệnh hại như các loại cây ăn quả khác. Một vài sâu bệnh hại chính trên thanh long và biện pháp phòng trị.

– Các loại sâu hại chính

+ Kiến:

Kiến cắn đục khoét làm hư hom giống và cành thanh long, trên quả làm tổn thương vỏ quả, đây là loại côn trùng dễ phòng trị.

Biện pháp phòng trừ: Dùng Padan 3H trộn với cát rải đều quanh gốc hoặc những nơi kiến làm tổ, dùng các loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm 3 phun vào các đoạn cành bị kiến tấn công.

KIẾN ĐEN, KIẾN LỬA GÂY HẠI THANH LONG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ BỆNH | Thanh Long Việt

+  Rầy mềm (Toxoptera sp):

 Gây hại trên hoa, quả bằng cách chích hút nhựa để lại vết chích nhỏ trên vỏ quả đến khi quả chín sẽ mất màu đỏ của quả, mất giá trị xuất khẩu.

Biện pháp phòng trừ: Phun các thuốc bảo vệ thực vật đã được cho phép lưu hành trên thị trường có hoạt chất như: Methidathion; Cypermethrin + Profenofos; Buprofezin + Isoprocarb theo liều khuyến cáo.

+ Các loại bọ xít:

 Dùng vòi chích hút vào vỏ quả, tai quả gây vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh và vi khuẩn gây hại làm giảm chất lượng của quả.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn thanh long, phát quang bụi rậm, cỏ dại. Dùng các loại thuốc phòng trừ rầy theo nồng độ khuyến cáo, phun lên vườn khi có bọ xít xuất hiện.

Bọ xít xanh

+ Ruồi đục quả:

là đối tượng nguy hiểm và là đối tượng kiểm dịch rất khắc khe của nhiều nước nhập khẩu thanh long trên thế giới hiện nay. Ruồi cái chích vào vỏ quả và đẻ trứng vào bên trong, bên ngoài lớp vỏ có dấu chích sẽ biến màu nâu, khi trứng nở thành giòi ăn phá bên trong quả làm thối quả và rụng.

QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI THANH LONG

  • Biện pháp phòng trị:

– Vệ sinh đồng ruộng: quả rụng là nơi lưu tồn ruồi làm tăng mật số rất nhanh do đó phải nhặt quả rụng, thu hái những quả còn sót lại trên cây sau khi thu hoạch đem đốt hoặc chôn vùi vào đất sâu 10cm

– Biện pháp canh tác: thu quả đúng thời điểm.

– Sử dụng pheromone bẫy ruồi đực: Tẩm pheromone có trộn thuốc trừ sâu vào miếng thấm, gắn vào bẩy và treo lên cây, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào bẫy, mỗi 2 tuần thay thuốc một lần, nên treo bẫy đồng loạt trên diện rộng.

– Phun mồi Protein: ruồi thành trùng cần ăn Protein để phát triển giới tính, con cái phát triển trứng, con đực phát triển tinh trùng.

* Phương pháp pha Protein: 50ml mồi protein + 1 lít nước + thuốc trừ sâu (Malathion 50ND = 4cc, Pyrinex 20ND = 10cc, Regent 5SC = 3cc). Phun hỗn hợp Protein đã pha thành điểm 20ml/trụ. Phun vào lúc 8-10 giờ sáng.

– Sử dụng thuốc hóa học: chỉ nên phun khi vừa đậu quả sau đó áp dụng các biện pháp khác. 

-Bệnh hại và biện pháp phòng trị

+ Bệnh thối cành: 

Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng. Cành bị nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng, mềm sau đó thối, do nấm Alternaria sp gây ra.

Thối bẹ

+ Bệnh đốm nâu trên thân cành:

Thân cành thanh long có những đốm tròn như mắt cua màu nâu. Vết bệnh nằm rải rác hoặc tập trung, thường kéo dài thành từng vệt dọc theo thân cành. Do nấm Gloeosporium agaves gây ra.

Bệnh đốm trắng ở cây thanh long và bệnh đốm nâu - Kỹ thuật phòng trừ

+ Bệnh nám cành:

Trên thân cành có một lớp màng mỏng màu xám tro, nhám. Tác nhân do nấm Macssonina agaves. Syd và Sphaceloma sp.

Phòng và trị bệnh đốm trắng trên cây thanh long? - Tin tức Nông nghiệp nhanh nhất 24h - Thư viện miễn phí cho Nhà nông | Thần Nông Blog

  • Biện pháp phòng trừ:

– Biện pháp phòng trị chung cho các bệnh trên là vệ sinh vườn, cắt và tiêu hủy những cành bệnh.

– Phun các thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như: Kasugamycin; Copper Hydrocide, ở giai đoạn cây đâm cành, ra hoa và đậu quả.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ: 0969.64.73.79