PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN TRÊN CÂY DƯA HẤU

Dưa hấu chết do bệnh héo xanh hay tác động môi trường ? - Báo Tây Ninh  Online

PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN TRÊN CÂY DƯA HẤU

Bệnh héo xanh là một loại bệnh gây hại phổ biến trên các cây trồng thuộc họ cà và họ bầu bí. Bệnh do vi khuẩn gây ra, khi cây biểu hiện triệu chứng bệnh héo xanh điều đó có nghĩa vi khuẩn đã tấn công vào mạch dẫn và lúc này gần như không có thuốc đặc trị để phục hồi cây, do đó biện pháp hiệu quả nhất là phòng bệnh chủ động.

Các nhóm cây trồng có thể bị nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn: dưa lê, dưa chuột, dưa hấu, dưa lưới, khoai tây, cà chua, ớt, lạc…

Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây dưa 

 Bệnh héo xanh xuất hiện từ giai đoạn cây con đến giai đoạn cây trưởng thành (giai đoạn trước hoặc sau ra hoa 5-7 ngày). Ở giai đoạn cây con, chúng ta thấy toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng đột ngột, lá tái xanh và cây khô chết dần. Trên cây trưởng thành lúc đầu thấy 1-2 cành (nhánh) có lá bị héo rũ, sau một vài ngày toàn thân cây héo xanh. Trên thân vỏ vẫn còn màu xanh xen lẫn những vết sọc nâu chạy dọc thân, phần phía gốc cây bị bệnh trở nên xù xì, thân vẫn chắc. Cắt ngang thân cây, thân cành nhìn rõ bó mạch dẫn, mô xylem có màu nâu sẫm, bên trong bó mạch chứa đầy dịch nhờn vi khuẩn. Vi khuẩn xâm nhiễm và tấn công vào bó mạch xylem (mạch dẫn) làm tắc nghẽn mạch dẫn, dinh dưỡng từ dưới bộ rễ không vận chuyển lên phía trên được do đó cây bị héo xanh do mất nước và mất dinh dưỡng đột ngột.

Dưa hấu chết do bệnh héo xanh hay tác động môi trường ? - Báo Tây Ninh Online

Nguyên nhân gây bệnh héo xanh

Bệnh héo xanh khoai tây do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra (là loài vi khuẩn đất ký sinh thực vật thuộc họ Pseudomonasdaceae, bộ Pseudomonasdales). Vi khuẩn hình que, kích thước 0,5 – 1,5micoromet, vi khuẩn sống hảo khí có khả năng chuyển động nhờ lông roi ở đầu, mỗi vi khuẩn thường có 1-3 lông roi.

Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh héo xanh

Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây bệnh cho cây bằng cách xâm nhiễm vào rễ, thân cuống lá qua các vết thương cơ giới do quá trình chăm sóc (nhổ cây khi trồng đại trà); quá trình vun xới làm tổn thương rễ hoặc do côn trùng, tuyến trùng gây hại tạo các vết thương hở. Ngoài ra vi khuẩn cũng có thể xâm nhiễm vào cây qua các lỗ hở tự nhiên, qua bì khổng trên củ khoai tây.

Khi vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, chúng nhanh chóng lan tới các bó mạch dẫn xylem, sinh sản và phát triển trong đó. Tại đây vi khuẩn Pseudomonas solanacearum sản sinh ra các enzym pectinaza, cellulaza để phân hủy mô và sinh ra các độc tố ở dạng Exopolysaccarit (còn gọi là EPS) và Lipopolysaccarit (LPS). Các chất độc tố này vít tắc mạch dẫn (xylem) qua đó cản trở sự vận chuyển nước, dinh dưỡng trong cây dẫn tới hệ quả là cây bị héo nhanh chóng khi thân lá vẫn còn màu xanh.

Trên đồng ruộng bệnh héo xanh vi khuẩn khoai tây truyền lan từ cây này sang cây khác nhờ tưới nước, mưa, gió hoặc qua các nông cụ chăm sóc cây (vun xới). Ngoài ra tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita có trong đất gây hại bộ rễ cũng làm cho bệnh phát triển và lây lan mạnh.

Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa gió, đất trũng, ẩm độ thường xuyên cao nhất là trên đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất chuyên canh, độc canh các cây trồng cùng họ cà. Nhiệt độ tối thích để vi khuẩn phát triển thuận lợi từ 29-32oC.

Người phụ nữ Nghệ An nấc nghẹn vì 5 sào dưa hấu bị kẻ xấu phá

Biện pháp phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn:

+ Đối với cây trồng ngoài đồng ruộng: Cần thực hiện các biện pháp bón phân cân đối, bót lót phân hữu cơ hoai mục có ủ nấm đối kháng. Trong quá trình chăm sóc cây nên hạn chế tạo các vết thương hở (rễ, thân lá). Không trồng cây họ cà, họ bầu bí liên tiếp nhiều vụ trên cùng đất canh tác, nên luân canh cây khác họ, tưới tiêu nước phù hợp và kịp thời cho cây.

+ Với dưa lưới trồng trong nhà màng, nhà lưới: Cần tuân thủ theo công thức chăm sóc dinh dưỡng(pha trộn cân đối theo tỷ lệ của nhà sản xuất, của kỹ thuật viên).

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79