Những Kỹ Thuật Trồng Nấm Hoàng Đế Tốt Nhất.
Nấm hoàng đế, còn được gọi là nấm milky, là một loài nấm đặc biệt với kích thước khổng lồ và sức mạnh vượt trội, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Việc trồng nấm hoàng đế có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng cần phải chú ý và chăm sóc cẩn thận để đạt được hiệu suất cao.
Trước khi sieuthiphanthuoc.org hướng dẫn về việc chăm sóc nấm con, hãy trả lời một số câu hỏi phổ biến mà mọi người thường đặt như sau:
Các câu hỏi hay gặp khi trồng nấm hoàng đế
1, Bịch nấm ra được bao nhiêu (năng suất)
- Thường nấm milky năng xuất tương tự và cao hơn nấm bào ngư xám.
- Tuy vậy tính năng xuất phải dựa vào những yếu tố sau:
- Trọng lượng bịch phôi nấm (trọng lượng cơ chất, hay nói dễ hiểu là trọng lượng dinh dưỡng) trồng nấm là bao nhiêu.
- Vì theo định luật chuyển hóa năng lượng thì bao nhiêu cơ chất sẽ cho ra bấy nhiêu sản lượng (lý thuyết tính trên sự tuyệt đối nhen) dĩ nhiên thực tế thì TỔNG SỐ NẤM THU ĐƯỢC CAO NHẤT SẼ BẰNG TRỌNG LƯỢNG BỊCH PHÔI. Thông thường bịch phôi 1/2 kilogam sẽ cho ra từ 0.5 tới 1 kilogam nấm. Bịch 1/9 kilogam thì khoảng 1 tới 1,5 kilogam.
- Năng xuất sẽ dựa vào môi trường, cách trồng, yếu tố thời tiết, tình trạng bịch phôi. Khách mình trồng ở nhà thì bị nhiều nhất là môi trường và cách trồng, cách chăm sóc ạ.
2, Tại sao có những cụm nấm lớn hơn 10 kilogam
Nấm milky hay các loại nấm phủ đất (hay nấm trồng bằng cách phủ đất) có 1 cái hay là tơ có thể liên kết từ bịch phôi này sang bich phôi kia để cùng nuôi 1 cụm nấm nên lúc này 10 bịch phôi (cơ chất khoảng 12 kilogam ).
Bởi vậy có thể sẽ cho ra tai nấm nặng 8 tới 10 kilogam là chuyện bình thường ạ. Vậy thì mình chia làm 2 cách trồng sẽ cho ra 2 dạng nấm khác nhau về trọng lượng:
- Trồng nấm trong bịch: Khi trồng trong bịch tai nấm thường nhỏ, lớn khoảng tai nấm đùi gà mình thường thấy. Vì trọng lượng bịch phôi thường không nặng.
- Trồng trong khay, phủ luống: Khi ta tháo bịch, xé bao nilong bên ngoài ra xếp bịch phôi xát vào nhau, phủ đất lên mặt tơ nấm sẽ đan xen từ bịch phôi này sang bịch kia tạo thành 1 khối lúc nào nấm milky sẽ mọc thành cụm và lớn hơn, có thể lớn lên hơn 10 kilogam.
3, Vậy 1 bịch nấm sẽ ra được bao nhiêu lần
Câu này rất khó để trả lời cho chính xác vì ta sẽ dựa vào từng trường hợp. Ví dụ:
- Dinh dưỡng trong bịch ta cho là 100%.
- Nếu ta thu hoạch lúc tai nấm lớn, kích thước thiệt lớn tiêu tốn dinh dưỡng khoảng 80% trong bịch thì bịch đó chỉ có thể ra lại 1 lần nữa với 1 tai nấm nhỏ vì chỉ còn có 20% dinh dưỡng ko đủ sức để lớn thêm.
- Nếu ta thu hoạch nấm lúc nấm còn nhỏ thì chỉ tốn 20% dinh dưỡng trong bịch thì bịch có sức để ra nhiều lần hơn cho tới khi nào tiêu hao hết số dinh dưỡng trong bịch.
(Em diễn giải theo cách đại khái vậy cho mọi người dể hình dung n hecta, chứ em mà nói theo các nhà nông học thì bản thân em cũng lùng bùng lỗ tai nữa í, hì hì).
Vậy thì nấm lớn hay nhỏ, thu hoạch bao nhiêu lần tùy vào cách ta trồng và chọn lựa hen, con núm nó dài dòng vì mong nhà mình hiểu tường tận về milky để khỏi thắc mắc và khó hiểu nhen, hì hì hì. vậy thì giờ mọi người đã chọn được cách trồng cho mình rồi đúng ko???
(Hình ảnh trong bài, núm mượn từ group Milky Mushroom của bác Packdee tong-on người Thái, và trại nấm Milky của Anh Ánh ở Long An, nguồn từ google và vài hình của em tự trồng tự chụp ạ).
Kỹ thuật trồng nấm hoàng đế
1, Xử lý phôi nấm
Sau khi nhận phôi về nhà cần làm ngay những bước sau:
Bước 1: Tháo bao tải đựng nấm
Để vận chuyển nấm dể dàng shop thường đóng bao tải, bao nilong. tuy vậy nấm cũng cần phải làm là phải thở, và nhiệt độ cao không tốt cho tơ nấm do đó khi nhận được nấm nhớ tháo bao và để nấm ra chổ thoáng mát ngay.
Bước 2: Kiểm tra bịch phôi nấm
- Nếu bịch phôi tơ chưa chạy kín đáy bịch: Mang bịch phôi nấm ra để chổ thoáng mát (không nắng chiếu trực tiếp), không tưới nước, không làm cái gì cả vài hôm, tơ nấm sẽ chạy kín đáy bịch.
- Bịch phôi tơ đã chạy kín, trắng bóc, hay gọi vui là “trắng ngọc trinh”: Khi phôi trắng như vầy ta triển khai trồng nấm, thỉnh thoảng phôi hơi già tuổi hơn 1 chút sẽ có màu hơi vàng vàng cũng không gây ảnh hưởng tới chất lượng ạ, ngược lại ẻm cực kỳ xung ra.
2, Triển khai trồng nấm
Chọn chỗ trồng:
Chỗ trồng nấm cần bảo đảm những nguyên tắc như sau:
- Kín nắng (nắng khác ánh sáng).
- Kín gió.
- Có ánh sáng (ánh sáng tự nhiên trong nhà hoặc ánh sáng đèn).
- Nhiều ẩm độ (có thể sủ dụng khăn ẩm, thùng xốp, lưới lan, vải…để che chắn chung quanh lại nhầm duy trình ẩm độ lâu dài hơn ).
Vệ sinh dọn dẹp vùng trồng:
Vệ sinh vị trí đặt nấm bằng cách quét dọn hết rác dùng xà phòng loãng dội lên tường hoặc nền nơi đặt nấm, để yên 15 phút sau đó dội lại với nước sạch và để khô tự nhiên. Làm cách này sẽ giúp hạn chế nấm mốc tiềm ẩn tạo bệnh cho nấm.
Chọn và tiến hành xử lý đất phủ bề mặt:
Nấm chân dài cần phủ 1 lớp đất phía trên mặt để dưỡng ẩm cho nấm nên ta tiên quyết phải phủ 1 lớp đất phía trên tuy vậy đất phủ cần sử dụng các loại như sau:
- Chọn đất thịt, đất vườn không trộn phối một số loại phân bò, phân trùn quế hay bất kì loại phân nào.
- Nên chọn đất có cấu tạo dạng viên là là ok nhất ạ. Giầu chất hữu cơ (Thường lấy ở tầng trồng trọt lúa, rau màu), có độ PH = 7, kích cỡ từ 0,3-1 centimét.
Kỹ thuật làm đất:
Sử dụng cuốc xẻng đập nhỏ, lấy sảo có nan thưa lắc nhẹ, loại bỏ những hạt đất ở dạng tấm, bụi. Phần còn lại lớn bằng hạt gạo đến hạt ngô là được.
* Nếu cẩn trọng thể ủ vôi khoảng 3% trong vài ngày để tiến hành loại bỏ vi khuẩn gây tổn thương trong đất.
*** Con nấm đang thử nghiệm loại đất sét nung dạng viên POPPER của thái, xét theo lý thuyết thì đất này hoàn toàn thích hợp, không cần thiết phải ủ vôi tiệt trùng trước Tuy vậy VẪN ĐANG Trong khoảng thời gian THỬ NGHIỆM NÊN MỌI NGƯỜI CÂN NHẮC TRƯỚC KHI THỬ NHEN.
3/ Kỹ thuật trồng
Cách 1: Trồng trong bịch
* Bước 1: Mở miệng bịch phôi, cạo bỏ lớp tơ nấm già bên trên nhằm kích thích khả năng tạo quả thể, tiếp đến phủ một lớp đất đã xử lý dầy khoảng 2,5-3 centimét.
*Bước 2: Cột miệng bịch như hình chiếc nôm, sau 3 ngày để tơ nấm hồi phục thì bắt đầu mở miệng bịch, sử dụng dao hoặc kéo cắt 4 góc bịch dưới đít bịt để thoát nước.
* Bước 3: Tiến hành xử lý tưới nước dạng phun sương, dựa theo điều kiện khí hậu điều chỉnh số lần tưới để có thể bảo đảm ẩm độ đạt 85-95% trở, nhiệt độ trong khoảng thời gian này khoảng 26-33oC. Khi nấm đã ra quả thể tưới nhiều hơn. Kể từ ngày phủ đất khoảng 10 đến 15 ngày nấm milky sẽ ra quả thể.
*** LƯU Ý: KHÔNG TƯỚI NƯỚC NHIỀU NHƯ KIỂU TƯỚI RAU, MÀ CHỈ TƯỚI THẤM ƯỚT ĐẤT BỀ MẶT. KHÔNG TƯỚI NƯỚC ĐỌNG TRÊN TAI NẤM. HẠN CHẾ TỐI ĐA VIỆC TƯỚI LÊN TAI NẤM.
* Bước 4: Thu hoạch nấm khi viền mũ nấm bắt đầu xòe thẳng ra.
Từ lúc nấm non nhú ra đến thu hoạch nối dài từ 5-10 ngày.
Khi thu hái phải lấy hết chân nấm, thu từng tai nấm trưởng thành, các tai nấm nhỏ giữ lại thu hoạch sau. Quả thể bị chết và chân nấm cũ phải vệ sinh sạch sẽ.
Sau khi thu nấm xong, trong 4 ngày đầu không tưới nước trực tiếp vào mặt đất phủ, dưỡng ẩm bằng phương pháp tưới nước nền và chung quanh bịch nấm, ngày thứ 5 bắt đầu tiến hành xử lý tưới lên đất phủ để nấm ra đợt mới.
Nấm Milky có thể tiến hành thu hoạch nối dài 3 lần. Mỗi lần thu hoạch cách nhau khoảng 10 tới 20 ngày.
Cách 2: Trồng trong khay, phủ luống
- Tháo bịch nilong trên bịch phôi Milky ra (lột trần em ra không chừa lại gì)
- Xếp bịch phôi sát vào nhau trong khay, hay cái gì mà mình đang tính trồng vào hen.
- Cào xướt bề mặt và phủ đất sau đó làm y như cách trồng trong bịch hen.
Các loại khay có thể dùng:
- Thùng xốp (nhớ đục lỗ dưới đáy thùng nha)
- Khay nhựa trồng rau có thành cao hơn bịch phôi
- Tất cả những cái gì có thể chứa phôi phía bên trong và phủ đất lại được.
Ví dụ:
Thùng xốp có đục lỗ:
Khay, rỗ có chiều cao, cao hơn phôi:
Lốp xe cũ:
Dùng gạch tạo thành luống:
Thao, rổ… tất cả cái gì có thể bỏ phôi vào và phủ đất có lỗ cho thoát nước đi, kể cả bệ xi măng, bịch nilong lớn
Xin cảm ơn và chúc mùa màng bội thu!
Ngoài ra, trong bài viết này, chúng tôi có đề cập đến 1 số loại dinh dưỡng và sâu bệnh, quý bà con có thể dụng các loại thuốc sau để điều trị cho cây trồng:
– THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN CHO CÂY TRỒNG:
=> MAP LOGIC 90WP- ĐẶC TRỊ TUYẾN TRÙNG CHO CÂY TRỒNG
=> SULFARON SO 340EC – Đặc Trị Côn Trùng, Kiến, Gián, Muỗi