ĐỐM LÁ TRÊN CÂY ĐẬU PHỘNG ( LẠC) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Đốm lá lạc (đốm lá sớm và đốm lá muộn)

ĐỐM LÁ TRÊN CÂY ĐẬU PHỘNG ( LẠC) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Bệnh đốm lá lạc (bệnh đốm lá sớm) gây hại khá phổ biến trên các vùng trồng lạc trên thế giới, cũng như các vùng trồng lạc của nước ta. Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa ẩm từ giai đoạn đầu sinh trưởng đến khi thu hoạch. Gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất lạc. Nắm được nhu cầu thực tế, 

Đốm lá lạc (đốm lá sớm và đốm lá muộn)

1. Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh đốm lá lạc

– Bao gồm:

+ Bệnh đốm lá sớm lạc hay còn gọi là bệnh đốm nâu lạc do nấm Cercospora arachidicola gây ra, thuộc bộ Hyphales, lớp nấm Bất Toàn.

+ Bệnh đốm lá muộn lạc hay còn gọi là bệnh đốm đen lạc do nấm Cercosporidium persoratum, thuộc bộ Hyphales, lớp nấm Bất Toàn.

Lưu ý: 

– Về cơ bản rất khó phân biệt giữa các triệu chứng của bệnh đốm lá sớm và bệnh lá muộn trên cây lạc. Bệnh đốm lá sớm hay còn gọi là bệnh đốm nâu lạc thường gây ra các tổn thương có màu nâu (đốm) được bảo quanh bởi những quầng vàng sáng. Bệnh có thể suất hiện sớm nhất khi lạc sau trồng khoảng 30 ngày. Các đốm lá sớm tạo ra các chùm lông màu bạc. 
– Bệnh đốm lá muộn hay còn gọi là bệnh đốm đen lạc thường gây ra các đốm nâu sẫm đến đen có thể có hoặc không có quầng vàng. Thường tạo ra các bào tử màu nâu sẫm, thường ở mặc dưới của lá. 

Xin mời bà con và các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về các triệu chứng điểm hình của bệnh đốm lá sớm (bệnh đốm nâu lạc) và vệnh đốm lá muộn (đốm đen lạc): 

* Bệnh đốm lá sớm (bệnh đốm nâu lạc) 

bệnh đốm nâu lạc và biện pháp phòng trừ

– Bệnh lá sớm (đốm nâu lạc) do nấm Cercospora arachidicola gây ra, thuộc bộ Hyphales, lớp nấm Bất Toàn.

– Bệnh gây hại chủ yếu ở trên lá, rất ít khi hại cuống lá và thân cành.

benh dom la lac

– Ở mặt trên lá, vết bệnh đốm nâu có hình tròn, đường kính vết bệnh biến động nhiều từ 1 – 10mm có màu vàng nâu, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng.

– Trên về mặt vết bệnh thường có lớp nấm mốc màu xám.

benh dom nau la lac

+ Lớp mốc xám trên về mặt vết đốm nâu là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh.

+ Cành bào tử phân sinh thường đâm thẳng, màu nâu nhạt, thường không có màng ngăn ngang, nhưng đôi khi có 1 – 2 ngăn.

+ Bào tử phân sinh có dạng hình đùi trống, thẳng, có 4 – 14 màng ngăn ngang, không màu.

– Nấm sinh trưởng và phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 25 – 28ºC, nhiệt độ tối thiểu là 5 – 10ºC. Tối đa là 33 – 36ºC.

* Bệnh đốm lá muộn lạc (bệnh đốm đen lạc) 

bệnh đốm muộn lạc (đốm đen lạc)

– Bệnh đốm lá muộn (đốm đen lạc) do nấm Cercosporidium persoratum, thuộc bộ Hyphales, lớp nấm Bất Toàn gây ra

– Thường xuất hiện gây hại chủ yếu ở các lá gốc, các lá phía dưới rồi lan dần lên các lá phía trên. Trên cuống lá và thân cành thì vết vết bệnh có hình bầu dục dài màu nâu sẫm. Lá bị bệnh chóng tàn, khô vàng và rụng sớm.

– Vết bệnh thể hiện rõ ở cả 2 bề mặt của lá, hình tròn, đường kính vết bệnh >= 1 – 5mm, có màu sẫm đen, xung quanh không có hoặc ít khi có quầng vàng nhỏ. Về sau, trên bề mặt vết bệnh thường có lớp nấm mốc màu đen, làm cho lá úa vàng, khô rụng.

– Cành bào tử phân sinh đâm thẳng, màu nâu sẫm hơn, phần lớn không có ngăn ngang.

– Bào tử phân sinh có dạng hình bầu dục hoặc hình trụ một đầu hơi thon, có 3 – 5 màng ngăn ngang.

– Nấm sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 25 – 30ºC, nhiệt độ tối thiểu là 10ºC và tối đa là 33 – 36ºC.

– Nguồn bệnh của nấm gây bệnh đốm lá lạc tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và bào tử phân sinh trên tàn dư bộ phận bị bệnh rơi rụng trên ruộng, ngoài ra nấm có thể tồn tại trên các mẫu lạc giống nhiễm bệnh.

2. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh đốm lá lạc (bệnh đốm sớm và bệnh đốm lá muộn lạc)

– Bệnh phát sinh gây hại ở hầu hết các vụ gieo trồng lạc: Vụ lạc Xuân và lạc Thu. Ở cuối vụ lạc Xuân và nhất là lạc vụ lạc Thu khi nhiệt độ thời tiết mưa ẩm, rất thuận lợi cho nấm xâm nhiễm, lây lan và bệnh thường phát triển nhanh, mạnh kéo dài tới khi thu hoạch, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất.

– Bệnh phát triển gây hại ở cả hai thời vụ trồng lạc, nhưng ở vụ lạc Thu bệnh thường phát sinh gây hại nặng hơn vụ lạc Xuân, vì thế bệnh làm giảm năng suất nhiều hơn.

– Trong vụ lạc Thu, bệnh thường phát sinh sớm hơn, từ trước khi ra hoa 5 – 6 ngày, bệnh tăng dần đến lúc ra tia rộ, sau đó tăng rất nhanh từ giai đoạn quả non đến già chắc.

– Trong vụ lạc Xuân, bệnh đốm lá thường phát sinh gây hại nhẹ hơn, phát sinh muộn hơn. Bệnh xuất hiện khi hoa đã ra rộ và giai đoạn quả non đến khi thu hoạch.

– Bệnh có xu thế phát triển mạnh trên các dòng, giống lạc nhập nội, chọn lọc và lai tạo cho năng suất cao.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá lạc (đốm lá sớm và đốm lá muộn lạc)

– Tiến hành chọn những giống chống bệnh để gieo trồng.

– Sau khi thu hoạch xong, loại bỏ tàn dư cây bệnh ra khỏi ruộng, tiến hành cày đất sớm.

– Cần tiến hành luân canh cây lạc với các cây trồng khác như lúa nước, mía, ngô không luân canh với các cây trồng thuộc họ đậu khác.

–  Nên sử dụng những sản phẩm phân bón “Chuyên dùng cho lạc”. Cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cần thiết cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của lạc. Giúp lạc sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu hạn chế sâu bệnh hại lạc. 

– Trong điều kiện cho phép, nên tiến hành xử lý hạt giống trước khi gieo nhằm giảm bớt nguồn bệnh ngoài đồng ruộng (xử lý khô) bằng một số thuốc hóa học như TMTD 2kg/tấn hạt hoặc Bayphidan.

– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, để có thể phòng trừ sớm khi bệnh mới xuất hiện. Có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học để phun trừ như sau: Daconil 75WP 0,125 – 0,25%, Tilt super 300ND 0,1 – 0,2%, Dithan M45 80WP (1 – 2kg/ha).

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79