CÁC LOẠI SÂU BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY DỪA SÁP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Hình ảnh đặc trưng của dừa sáp là một loại cây có giá trị kinh tế cao
CÁC LOẠI BỆNH HẠI DỪA SÁP
Bệnh đốm lá:
Bệnh đốm lá gây ra bởi hai loại nấm là Pestalozzia palmarum Cke và Helminthosorium sp. Triệu chứng xuất hiện những đốm vàng, sau đó lớn dần thành vết cháy làm cho lá bị cháy khô
- Đây là bệnh thường gặp trên cây dừa, bệnh gây ra bởi hai loại nấm là Pestalozzia palmarum Cke và Helminthosorium sp. Triệu chứng xuất hiện những đốm vàng, sau đó lớn dần thành vết cháy làm cho lá bị cháy khô. Bệnh này thường xuất hiện nhiều ở những vùng thiếu Kali. Bệnh đốm lá (cháy lá) làm giảm khả năng quang hợp, làm chậm quá trình sinh trưởng của cây. Dẫn đến năng suất Trái dừa bị giảm sút và gây thiệt hại nhiều ở cây con.
- Biện pháp khắc phục:
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, cần bón thêm Kali nhất là khi dừa đang ở giai đoạn vườn ươm cây con, sẽ giúp cây kháng bệnh và nhanh cho trái.
- Chăm sóc cho bộ rễ khỏe hơn.
- Khi phát hiện bệnh bà con nên phun thuốc có chứa các hoạt chất như: Propiconazole, metalaxyl, hexaconazole,…
- Kiểm tra thường xuyên các đốm trên lá để xem xét phun thuốc tuỳ theo mức độ bệnh của cây.
Bệnh thối đọt:
Bệnh thối đọt do nấm Phytophthora palmivora Butler, nấm thường gây bệnh vào đầu mùa mưa, độ ẩm cao
- Bệnh do nấm Phytophthora palmivora Butler, nấm thường gây bệnh vào đầu mùa mưa, độ ẩm cao. Nấm tấn công vào đỉnh sinh trưởng làm cho củ hủ bị thối, cây không sinh trưởng, cây sẽ chết khi lá vàng khô và rụng. Cây dừa bị bệnh thối đọt mới nhìn rất giống như cây bị đuông tấn công, tuy nhiên quan sát kỹ sẽ không thấy ấu trùng, nhưng có mùi thối rất khó chịu.
- Biện pháp khắc phục:
- Tránh trồng nơi ẩm thấp, vườn trồng dừa phải cao ráo, thoát nước tốt. Không nên trồng quá dày, thiếu ánh sáng.
- Thường xuyên vệ sinh vườn dừa, tạo thông thoáng cho vườn dừa.Nên đốn và tiêu hủy cây bị bệnh (không trị được) để tránh sự lây lan .
- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm khi cây vừa chớm bệnh (những lá trên hơi vàng trong khi những lá dưới vẫn xanh).
Bệnh nứt trái, rụng trái ở dừa:
Rụng trái non trên dừa sáp
Rụng trái non, nút trái trên dừa sáp
- Nứt, rụng trái do: sự tấn công của nấm Fusarium sp., thiếu kali, thiếu nước hoặc ngập úng.
- Biện pháp khắc phục:
- Cần bón phân cân đối và đầy đủ cho dừa thường xuyên đặt biệt là kali, nên bón vôi ít nhất 2 lần/ năm.
- Mùa khô cần tưới đủ nước, tránh ngặp úng vào mùa mưa.
- Rãi muối vào các bẹ lá 1-2 lần/ năm cho cây.
CÁC LOẠI SÂU BỌ HẠI DỪA SÁP:
Bọ dừa :
Bọ dừa Chúng ăn lớp biểu bì làm lá bị héo, mất khả năng quang hợp.
- Bọ dừa hay còn gọi là Bọ cánh cứng, giai đoạn trứng, nhuộng, thành trùng điều xảy ra trong nách lá, lá chét còn non. Chúng ăn lớp biểu bì làm lá bị héo, mất khả năng quang hợp.
- Cây dừa bị bọ tấn công rất dễ dàng nhận biết bởi các lá ngọn bị cháy, lá cong queo.
- Biện pháp khắc phục:
- Thường xuyên kiểm tra lá đọt để phát hiện sớm, cắt bỏ những lá bị bọ cánh cứng tấn công.
- Nếu cây có biểu hiện nặng hơn thì dùng Ambush phun 4 lần 1 tuần cho đến khi hết bị bọ tấn công.
Kiến Vương:
Kiến vương tấn công vào bẹ lá ngọn và đỉnh tăng trưởng của cây, khi lá mọc ra có hình tam giác.
Hình ảnh kiến vươn gây hại
- Kiến vương là một loại côn trùng gây hại phổ biến và gây thiệt hại nhiều cho dừa, kiến vương tấn công vào bẹ lá ngọn và đỉnh tăng trưởng của cây, khi lá mọc ra có hình tam giác và lá chét bị cắt có hình răng lược.
- Biện pháp khắc phục:
- Vệ sinh cây không để chỗ cho kiến vương gây hại, dọn dẹp hoặc đốt những đống rác, thân, lá dừa hoai mục để hạn chế chỗ kiến vương đẻ trứng, lưu trú.
- Xử lý phòng trừ trứng và ấu trùng của kiến vương thường phát triển ở trong các đống phân hữu cơ
Đuông dừa:
Đuông dừa gây hại trên dừa sáp
Hình ảnh Đuông dừa
- Đuông là côn trùng gây hại khó trị nhất do khó phát hiện, nó bắt đầu tấn công đọt non đến khi phát hiện thì đỉnh sinh trưởng đã bị phá hủy, các lá ngọn héo vàng và đỗ ngã xuống.
- Nếu đuông tấn công trên thân có những lỗ đục nhỏ, có những bã xác rơi ra ở những lỗ đục và có ít nhựa màu nâu chảy dọc theo thân. Nếu nặng cây có thể bị gẫy ngang do thân cây đã bị rỗng.
- Biện pháp khắc phục:
- Để ngăn cản sự tấn công của Đuông, cần tránh những tổn thương trên dừa.Do đó là nơi tạo chỗ đẻ trứng của đuông, có thể sử dụng bột than để bịt kín các vết nứt trên cây..
- Khi Đuông tấn công, có thể dùng phương pháp thủ công để bắt đuông và các loại ấu trùng gây hại hoặc dùng thuốc trừ sâu để xử lý kịp thời.
- Đối với các cây dừa bị sâu Đuông phá hại nặng nên đốn xuống và đem tiêu huỷ để hạn chế lây lan.
Sâu nái:
Sâu nái trưởng thành thường đẻ trứng vào ban đêm ở dưới bề mặt lá
- Sâu nái trưởng thành thường đẻ trứng vào ban đêm ở dưới bề mặt lá,giai đoạn sâu non từ 29 đến 32 ngày, sau đó hình thành kén nhộng giai đoạn nhộng kéo dài từ 24-25 ngày.
- Đến giai đoạn sâu non có màu sắc và kích thước thay đổi tùy theo từng tuổi của ấu trùng, từ màu vàng rơm đến màu vàng có lẫn xanh lá cây. Cơ thể sâu mềm có nhiều lông nhỏ như kim, khi chạm vào rất ngứa.
- Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn phá hoại chủ yếu của loại sâu này, ấu trùng sẽ ăn lớp biểu bì bên dưới lá.
- Đến khi lớn chúng ăn toàn bộ phiến lá, lá sơ xác cây không quang hợp được dẫn đến giảm năng suất.
- Biện pháp khắc phục:
- Sử dụng bẩy đèn để tiêu diệt bướm trưởng thành khi chui ra kén.
- Sử dụng thiên địch ký sinh như ruồi (tachinids) hoặc ong bắp cày để giảm tối thiểu tác hại của sâu nái.
- Nếu xuất hiện ở mật độ cao, có thể xử dụng thuốc trừ sâu có hoạt chất Abamectin, Emamectin benzoate, Cypermethrin… để phun.
- Sử dụng Sieugon 85GR – Đặc Trị Đuông Dừa, Kiến Vuơng, Bọ Dừa, Sâu Đục Thân, Sùng Đất
Thành phần của sieugon 85GR
Thuốc trừ sâu Sieugon 85Gr – giải pháp tối ưu phòng trừ và tiêu diệt đuông dừa, kiến vương
- Alpha- cypermethrin 5g/kg
- Isoprocarb 30g/kg
- Fenobucarb 50g/kg
- Phụ gia vừa đủ 1kg
Những công dụng của Sieugon 85GR :
- Đặc trị Đuông Dừa, Bọ Dừa, Kiến Vương Trên Dừa
- Sùng đất, Sâu đất
- Sâu đục thân, bọ trĩ, muỗi hành, tuyến trùng trên lúa.
- Sâu đục thân, tuyến trùng, sâu đất trên rau màu, khoai lang, cam, quýt, bưởi, thanh long….
Hướng dẫn sử dụng của Sieugon 85GR :
- Với phòng và trị đuông dừa, kiến vương, chúng ta có thể rải thuốc trên các bẹ dừa và ngọn dừa.
- Rải vào gốc, bẹ cây dừa với liều lượng từ: 5 – 7 kg/ha
- Thời gian cách ly: 7 ngày.
Bạn có thể tìm mua các loại thuốc trừ sâu trênSieugon 85GR – Đặc Trị Đuông Dừa, Kiến Vuơng, Bọ Dừa, Sâu Đục Thân, Sùng Đất TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79
- Liên hệ mua hàng sieuthiphanthuoc.orgThuốc bvtv _ hạt giống_ Phân bón
- ĐC: KM 128 TÂN PHÚ ĐỒNG NAI
- Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79 (MR LINH)
- Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33
- Đặt mua thuốc BVTV trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Hoặc đặt mua thuốc BVTV online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như sieuthiphanthuoc.org
- Để mua phân bón uy tín, quý bà con có thể truy cập đường dẫn sau: Các loại phân bón uy tín
- Để mua các loại thuốc trị bệnh cho cây trồng uy tín, quý bà con có thể truy cập đường dẫn sau: Các loại thuốc BVTV uy tín