CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY XANH HIỆU QUẢ NHẤT

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY XANH HIỆU QUẢ NHẤT

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY XANH HIỆU QUẢ NHẤT

RẦY XANH HẠI CHÈ

Rầy xanh

1. Giới thiệu chung

Cùng với bọ cánh tơ, bọ xít muỗi…rầy xanh (Chlorita flavescens Fabr.) cũng là một loài côn trùng gây hại rất phổ biến trên cây chè ở nước ta và nhiều nước trong khu vực. Chúng có mặt ở tất cả các vùng chuyên canh chè của nước ta hiện nay. Nếu bị hại nặng có thể làm lá búp khô cháy, cong queo và rụng, khiến cây chè còi cọc, gây thất thu năng suất và giảm phẩm chất búp chè nghiêm trọng.

Ngoài chè, loài rầy này còn gây hại nhiều loại cây lương thực, rau màu, và cây công nghiệp khác…nên việc phòng trừ chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do thức ăn của chúng liên tục có mặt trên đồng ruộng.

1.1 Triệu chứng, mức độ hại

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY XANH HIỆU QUẢ NHẤT

Rầy gây hại bằng cách cả rầy non và rầy trưởng thành đều tập trung chích hút dịch tế bào của cuống búp và gân lá ở mặt dưới của lá non, các vết chích tạo thành những lỗ nhỏ li ti về sau chuyển màu nâu xẫm. Những vết chích này làm tổn thương đến hệ thống mạch dẫn của cuống búp và gân lá non, từ đó gây khó khăn cho việc vận chuyển nước và dinh dưỡng đến nuôi lá non, làm búp chè chùn lại, gặp thời tiết khô nóng lá non có thể bị khô dần từ chóp lá xuống và từ hai mép lá vào đến ½ lá, (có nơi gọi là cháy rầy) phần xanh còn lại của lá sẽ bị cong queo. Nếu nặng, lá non có thể bị rụng chỉ còn trơ lại cuộng của búp chè. Nhìn từ xa sẽ thấy nương chè có màu vàng hơi đỏ, cằn cỗi giống như bị thiếu dinh dưỡng.

Đối với chè con mới trồng, rầy xanh có thể làm cho cây khô đọt, cằn cỗi sinh trưởng kém và có thể bị chết, gây hiện tượng mất khoảng trên luống chè.

1.2 Nhận dạng

Rầy trưởng thành có thân dài 2,5-4 mm, thân màu xanh lá mạ non (nên nơi người gọi là rầy xanh lá mạ), cánh trong mờ màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà.

Trứng hình quả chuối tiêu, dài khoảng 0,8 mm, mới đẻ màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển dần sang màu xanh lá cây hay nâu nhạt.

Rầy non mới nở màu xanh nhạt, dài khoảng 1 mm (mầm cánh mới nhú, trong quá trình lớn lên mầm cánh lớn dần theo tuổi), sau chuyển dần sang màu xanh vàng và dài khoảng 2-2,2 mm

Rầy xanh Rầy xanh Rầy xạnh

1.3 Sinh vật học

Rầy xanh rất sợ ánh nắng trực tiếp của mặt trời, nên ban ngày thường lẩn trốn trong tán chè hoặc mặt dưới của lá để tránh nắng, khi bị khua động chúng có thể bò ngang hoặc nhảy sang chỗ khác để lẩn tránh. Thời gian sống của rầy trưởng thành có sự biến động khá lớn (từ 2-21 ngày). Sau khi giao phối, rầy trưởng thành cái đẻ trứng rải rác từng quả trong mô mềm của cọng búp hoặc gân chính của lá búp non (khoảng 2-8 quả/búp). Trong điều kiện phòng thí nghiệm, một rầy cái đẻ trung bình khoảng 30 trứng (tối đa tới 150 trứng), thời gian trứng nở khoảng 5-8 ngày. Rầy non có 4 tuổi, thời gian phát dục của rầy non khoảng 9-11 ngày (mùa Xuân), 7-8 ngày (mùa Hè và mùa Thu) và 14-16 ngày (mùa Đông). Vòng đời của rầy giao động từ 14-21 ngày.

Vòng đời rầy xanh hại chè

1.4 Sự phát sinh phát triển

Rầy xanh có thể phát sinh và gây hại quanh năm (mỗi năm có khoảng 10 lứa), nhưng thường tập trung gây hại nhiều vào các tháng 3, 4, 5 và 9, 10, 11, đặc biệt là các tháng 3, 4, 5, do lúc này mật số rầy rất cao mà cây chè lại vừa mới được hồi phục sau khi bị đốn vào cuối năm trước nên sức chống đỡ còn yếu.

Thực tế đồng ruộng cho thấy, những nương chè non thường bị rầy xanh gây hại nhiều hơn những nương chè đã già cỗi, những nương chè đốn phớt thường bị rầy hại nhiều hơn những nương chè đốn đau, những nương chè nằm ở gần rừng thường bị rầy hại nhiều hơn những nương chè ở xa, những nương chè đốn sớm (vào tháng 12) thì vụ chè Xuân năm sau thường bị rầy hại ít hơn những nương chè đốn muộn. Ngoài ra, những nương chè áp dụng chế độ hái san trật (khoảng 5-7 ngày/lần ) thường bị hại nặng hơn những nương chè hái theo lứa (khoảng 30 ngày/lần), những nương chè có trồng cây che bóng mát thường bị hại ít hơn những nương không có cây che bóng… 

Để hạn chế tác hại của rầy xanh, phải áp dụng kết hợp một cách đồng bộ và hợp lý những biện pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp, sau đây là một số biện pháp chính:

 

2. Biện pháp canh tác

Thực hiện thật tốt các biện pháp về kỹ thuật canh tác, chăm sóc (như bón phân đầy đủ và cân đối, tưới nước, tủ gốc giữ ẩm đất, làm sạch cỏ dại, đốn tỉa tạo hình đúng kỹ thuật …) để cây chè khoẻ mạnh có sức chống chịu và bù đắp được với tác hại của rầy.

Không nên đốn chè quá muộn (tốt nhất là đốn từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 1 năm sau).

Không nên để chè quá lứa, nên rút ngắn thời gian giữa hai lần hái, phải hái kỹ và hái kịp thời khi búp chè vừa đạt tiêu chuẩn để giảm thiểu thời gian nguồn thức ăn phù hợp cho rầy có mặt trên nương chè.

Trồng cây che bóng để hạn chế nắng, giúp tạo bóng mát và tăng độ ẩm cho đất, đồng thời tạo nơi cư trú cho tập đoàn thiên địch trên nương chè.

Nên tưới theo phương pháp phun mưa bằng vòi tưới di động hoặc cố định, tạo tiểu khí hậu mát mẻ, giúp cây chè sinh trưởng phát triển thuận lợi, có sức chống đỡ với tác hại của rầy.

Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sử dụng những loại thuốc sinh học, những loại thuốc chọn lọc có phổ tác động hẹp và thời gian cách ly ngắn, chỉ sử dụng thuốc khi mật độ rầy tăng nhanh để bảo vệ hệ thiên địch trên đồi chè và sức khỏe người sử dụng chè.

Thường xuyên kiểm tra nương chè để phát hiện sớm và phun thuốc phòng trừ kịp thời khi mật số rầy tăng nhanh, nhất là vào những cao điểm rầy thường gây hại nặng và giai đoạn cây chè ra búp non.

 

3. Biện pháp lợi dụng thiên địch

Cũng như những loài sâu hại khác, rầy xanh hại chè cũng có khá nhiều loài thiên địch thường xuyên rình rập và tấn công rầy non và cả rầy trưởng thành, trong số này phải kể đến một số loài nhện bắt mồi như nhện chân dài, nhện đen, nhện xám trắng…, một số loài bọ rùa như bọ rùa đỏ, bọ rùa tám chấm, bọ rùa 12 chấm, chuồn chuồn…và một số loài ong ký sinh trứng rầy.

Vì thế mỗi khi quyết định dùng thuốc BVTV, cần hết sức thận trọng để góp phần bảo vệ tập đoàn thiên địch tự nhiên của rầy xanh trên nương chè. 

RẦY XANH TRÊN LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Để hạn chế tác hại của rầy bạn nên áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây

–  Trước khi xuống giống cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thu dọn hết cỏ dại, lúa chét, lúa rày… trên ruộng để tiêu diệt rầy và trứng của chúng không cho chúng di chuyển sang phá vụ lúa sau.

–  Nên gieo sạ tập trung gọn thời vụ, tránh xuống giống lai rai quanh năm để hạn chế tình trạng trên đồng ruộng liên tục có thức ăn cho rầy sinh sống.

–  Gieo sạ với mật độ vừa phải, không nên gieo sạ quá dầy dễ làm cho ruộng lúa bít bùng thuận lợi cho rầy phát sinh, phát triển gây hại nặng. Nên dùng máy sạ hàng với lượng giống khoảng 100-120kg/ha là vừa.

–  Không nên bón quá nhiều phân đạm, cần bón cân đối với lân và kali, để cây lúa luôn khỏe có sức chống đỡ với rầy, mặt khác không làm cho cây lúa tốt lốp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rầy phát triển gây hại nặng, tốt nhất là bón theo bảng so màu lá lúa mà ngành nông nghiệp đã khuyến cáo và hướng dẫn trong những năm vừa qua.

–  Nếu có thể được khi rầy trưởng thành xuất hiện rộ (thăm dò bằng cách buổi tối nhìn lên những bóng đèn ở gần khu ruộng lúa, nếu thấy có nhiều rầy bu bám vào đó là lúc trên ruộng lúa rầy trưởng thành đang ra rộ) thì vận động bà con cùng khu đồng đốt đèn rải rác trên cánh đồng (phía trên là ngọn đèn cách mặt lúa khoảng năm, bảy tấc, phía dưới là chậu nước có pha thêm dầu hôi, dầu nhớt…) để rầy bay vào rớt xuống chậu nước dính dầu mà chết.

– Từ khi lúa đẻ nhánh trở đi, nên kiểm tra ruộng lúa thường xuyên (nhất là những ruộng lúa tốt, có bộ lá xanh đậm) nếu phát hiện có nhiều rầy thì có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Bassa 50EC, Vitagro 50EC, Trebon 10EC, Applaud-Mipc 25WP, Applaud-Bas 27BTN, Padan 95SP, Polytrin P 440ND, Sherzol EC, Sevin 43FW (hoặc 85WP)… để phun xịt. Về liều lượng và cách sử dụng bạn có thể tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79