BỌ DỪA GÂY HẠI NHƯ THẾ NÀO ? BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỌ DỪA TRÊN CÂY DỪA XIÊM

Bọ dừa (Brontispa longissima Gestro)

BỌ DỪA GÂY HẠI NHƯ THẾ NÀO ? BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỌ DỪA TRÊN CÂY DỪA XIÊM

Bọ dừa (Brontispa longissima Gestro):

Bọ dừa hay còn gọi là bọ cánh cứng xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 1999 và phát triển nhanh thành dịch gây hại trên qui mô rộng khắp cả nước.

 Bọ dừa (Brontispa longissima Gestro)
Vòng đời Bọ dừa (Brontispa longissima Gestro)

Tác hại:

Thành trùng và ấu trùng bọ cánh cứng tấn công bề mặt của lá chét chưa mở. Chúng ăn lớp biểu bì làm lá bị héo khô, mất khả năng quang hợp. Tùy thuộc vào mức độ gây hại mà hoa cái bị rụng, không đậu trái hoặc đậu rất ít, năng suất giảm. Cây dừa bị bọ cánh cứng tấn công dễ dàng nhận biết bởi các lá ngọn bị cháy khô, lá chét cong queo

Phòng trừ:

– Biện pháp cơ học: Chăm sóc tốt cây dừa để rút ngắn thời gian nở bung bó lá ngọn, hạn chế môi trường sinh sản của bọ cánh cứng và tăng sức đề kháng cho cây; cắt bỏ, tiêu hủy lá bị bọ cánh cứng tấn công. Đối với những cây dừa con trong vườn ươm và dừa mới trồng với số lượng ít nên bắt thủ công.

– Biện pháp hóa học: Pyridylmethylamine nicotinoid trừ côn trùng liều dùng 0.05g/lit/cây, nhóm thuốc có hoạt chất Diazinon.

– Biện pháp đấu tranh sinh học: Dùng ong ký sinh (Asecodes hispinarum), loài ong này có kích thước rất nhỏ, có màu đen, hút mật hoa và khi đẻ trứng nó cố gắng đẻ vào bên trong cơ thể nhộng của bọ cánh cứng và cuối cùng tiêu diệt nhộng. Quần thể ong ký sinh phát triển sẽ khống chế sự phát triển của quần thể bọ cánh cứng ở một mức độ thấp không gây hại cho cây dừa

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79