BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI ĐỎ THÂN TRÊN CÂY MÍA

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI ĐỎ THÂN TRÊN CÂY MÍA

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI ĐỎ THÂN TRÊN CÂY MÍA

Do nấm Collectotrichum falcatum Went, bệnh gây hại hầu hết ở các vùng trồng mía. Bệnh làm thối mầm, hom trồng làm cây chết, chóng lên men, dóng thân dễ gãy, năng suất và chất lượng giảm trầm trọng.

–   Triệu chứng: Bệnh hại tất cả các bộ phận của cây mía như thân lóng, mầm mía, lá và bẹ lá vào giai đoạn cây mía vươn lóng.

+ Trên thân: Vết bệnh ban đầu là một điểm nhỏ, màu nhạt, sau lan rộng dọc theo dóng tạo thành mảng lớn có màu đỏ huyết sau thối lên men và ruột mía rỗng, có mùi rượu, vị nhạt, chua. Bệnh nặng làm cho vỏ ngoài mất sắc bóng, teo tóp lại, lá ngọn vàng héo hoặc toàn cây chết khô, mía gốc tái sinh kém.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI ĐỎ THÂN TRÊN CÂY MÍA  BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI ĐỎ THÂN TRÊN CÂY MÍA

+ Trên lá: Bệnh xuất hiện ở gân chính trong lòng máng, sống lá. Ban đầu vết bệnh là một điểm nhỏ màu hồng sau lan rộng dọc theo gân chính có hình bầu dục dài, đôi khi chỉ là 1 vệt dài 5-6 cm có màu đỏ huyết. Mô bệnh dễ vỡ nứt, rách lá và gãy dập chổ bị bệnh.Nấm sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 27-32OC, nhiệt dộ nhỏ hơn 10Oc hoặc lớn hơn 37OC nấm sinh trưởng kém, pH thích hợp 5-6.Nấm lan truyền bằng bào tử, côn trùng, mưa gió, qua vết thương cơ giới…Bệnh thối đỏ ruột mía phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều, trời nóng ẩm. Ở nhiệt độ thấp khoảng 15-20OC mía sinh trưởng chậm, sức chống chịu yếu nấm vẫn gây tác hại. Bệnh có liên quan đến sâu đục thân phá hại cây mía, sâu đục thân càng nhiều thì bệnh càng nặng trừ khi có nấm đối kháng Candida intermedia.Các điều kiện ngoại cảnh như mưa gió nhiều, ruộng mía bị ngập nước hoặc quá ẩm, đất quá chua làm cây sinh trưỏng kém là nguyên nhân thúc đẩy bệnh phát triển nặng.Các giống mía vỏ xanh bệnh nặng hơn giống vỏ vàng, giống F 154 tương đối kháng bệnh, những giống nào có hàm lượng fenol cao cũng có khả năng kháng bệnh.

–  Biện pháp phòng trừ:

+ Trên những vùng trồng thường hay nhiễm bệnh, nên trồng những giống kháng bệnh.

+ Chọn hom giống khoẻ mạnh và sạch bệnh để trồng. Xử lý hom giống trước khi trồng bằng nước vôi 3% trong 24 giờ hoặc dung dịch CuSO4 1-2% (phèn xanh) ngâm trong 30 phút hoặc trong nước nóng 52OC trong 20 phút.

+ Làm đất kỹ, phơi ải đất trước khi đặt hom mía.

+ Ở những ruộng mía bị bệnh nặng nên trồng luân canh với cây họ đậu trong vài năm.

+ Làm tốt khâu vệ sinh đồng ruộng, thu nhặt hết các bộ phận của cây bị bệnh đem tiêu huỷ và rắc vôi vào chổ cây bệnh…

+ Không để ruộng mía bị ngập úng kéo dài.

+ Tăng cường chăm sóc giúp cây sinh trưởng tốt, tránh gây vết thương khi chăm sóc.+ Phòng trừ sâu đục thân, thu hoạch sớm.

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79