BỆNH THỐI NGỌN (THỐI ĐẦU CÀNH TRÊN CÂY THANH LONG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH VÀNG CÀNH, THỐI ĐẦU CÀNH VÀ CÁCH QUẢN LÍ BỆNH | Thanh Long Việt

BỆNH THỐI NGỌN (THỐI ĐẦU CÀNH TRÊN CÂY THANH LONG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Tên khoa học: Alternaria sp.

Thời gian phát sinh bệnh vàng cành, thối đầu cành: Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa.

Biểu hiện của bệnh vàng cành, thối đầu cành:

Các cành trên cùng của đầu trụ sẽ chuyển sang màu vàng và vết bệnh xuất hiện, phát sinh mạnh ở các cành phía Tây, cành bị khuất gió. Đặc biệt là đối với những vườn chăm sóc kém, bón phân không cân đối hặc vườn vừa thu hoạch thì tỉ lệ bệnh vàng cành xuất hiện rất cao.

BỆNH VÀNG CÀNH, THỐI ĐẦU CÀNH VÀ CÁCH QUẢN LÍ BỆNH | Thanh Long Việt

Khả năng gây hại của bệnh vàng cành, thối đầu cành:

Bệnh vàng cành còn có thể gọi là bệnh thối ngọn hay thối đầu cành. Ngọn cành thanh long bị bệnh chuyển thành màu vàng, mềm ra và sau đó bị thối nhũn.

BỆNH THỐI NGỌN (THỐI ĐẦU CÀNH TRÊN CÂY THANH LONG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI NGỌN

Cây bị bệnh sẽ phát triển chậm, số cành giảm cũng như mất khả năng cho trái. Nếu bệnh nặng cây sẽ chết ngọn và hoàn toàn không phát triển được nữa. Bệnh xảy ra trên cả đất phèn (đất thấp) mà còn cả trên đất cao.

Bệnh vàng cành cũng được xem là một hiện tượng sinh lí bình thường của cây. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp xử lí kịp thời thì sẽ rất ảnh hưởng cả về năng suất và chất lượng trái sau này.

CHỮA LÀNH CÂY THANH LONG TRƯỚC BỆNH THỐI NGỌN CÀNH MÙA MƯA - Nông Dược HAI

Biện pháp quản lí bệnh vàng cành, thối đầu cành:

Vệ sinh vườn cây, cách li cây bệnh.

Đối với những vườn bị bệnh vàng cành nặng, tuyệt đối không tưới nước vào buổi trưa chỉ nên tưới nước lên đầu trụ vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

Chăm sóc và bón phân kịp thời, cân đối NPK, không được bón dư đạm. Sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng Lân, Canxi, Magiê cao; phun định kỳ 10-15 ngày/lần.
Ở những cành đã bị bệnh nặng (thối phần thịt lá), cần tỉa bỏ cành và tiêu hủy để ngăn ngừa sự lây lan hoặc cạo bỏ phần thịt lá bị bệnh, đồng thời tiến hành phun thuốc trừ bệnh.

Có thể sử dụng các loại thuốc trừ bệnh gốc đồng như Norshield, Bordeaux, Cuprous Oxide; một số thuốc trừ nấm bệnh gốc Difernoconazole hoặc Propicanazole + Difernoconazole; phun 1-2 lần cho đến khi vết bệnh khô.

Ngoài ra, có thể sử dụng một số thuốc trừ vi khuẩn thông thường có trong danh mục được phép sử dụng như Kasugamycin, hoặc Kasugamycin + Copper Oxychlorid + Streptomycin Sulfate…dể phun, nhưng tuyệt đối đảm bảo thời gian cách ly. Với cây đã mang trái hoặc trái gần thu hoạch, không phun thuốc mà chờ đến khi thu hoạch xong mới phun.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ: 0969.64.73.79