Liên hệ qua Zalo

Gọi Chúng Tôi Ngay

Liên hệ

GIỐNG MÍA VÀ CÁCH NHÂN GIỐNG MÍA

GIỐNG MÍA VÀ CÁCH NHÂN GIỐNG MÍA

  • Giống mía:

Khi chọn giống mía bà con tùy vào điều kiệnđất đai, khí hậu của từng vùng mà con chọn giống mía canh tác cho phù hợp. Một số giống mía phổ biến hiện nay: Roc 22; My 55-14; VĐ 55; K95-156; K88-92; LK 92-11; K95-84…

  • Nhân giống:

Thường có hai cách nhân giống chính: nhân giống bằng hom ngọn và nhân giống bằng hom thân.

Đối với phương pháp nhân giống bằng hom ngọn thì khả năng nẩy mầm cao, tuy nhiên cây con dễ bị nhiễm sâu bệnh, sức đề kháng yếu nên nhiều bà con thường sử dụng thêm hom giống từ thân.

Bà con tốt nhất nên chọn hom giống từ 6-8 tháng tuổi, mía phát triển tốt, không có sâu bệnh, không vống lốp, hom mía giống phải có từ 2-3 mắt mầm, dùng dao sắc vát hai đầu đoạn thân. Đặc biệt bà con cần đánh dấu phần đầu và phần ngọn để tránh nhầm lẫn. Sau đó bà con xử lý và trồng theo cách truyền thống.

  • Thời vụ trồng: Mía thường được trồng làm 2 vụ: vụ chính và vụ phụ. Do nước ta có sự phân hóa khí hậu từ Bắc vào Nam nên thời vụ trồng của từng vùng thường khác nhau:

Miền Bắc: Thường có 2 vụ chính: vụ đông xuân ( tháng 11-3) và vụ thu xuống giống vào tháng 9 và thu hoạch vào tháng 10-1 năm sau.

Tây Nguyên: Vụ mía bắt đầu vào mùa mưa ( tháng 4-6) còn đối với những vùng có thể chủ động được nguồn nước tưới thì bà con có thể trồng vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Đông Nam Bộ: Bắt đầu mùa vụ mùa vào tháng 5-6 và thu hoạch vào tháng 3-4 năm sau. Vụ cuối mùa mưa thường bắt đầu trồng vào tháng 10-11 và thu hoạch vào tháng 8-9 năm sau.

Vùng Tây Nam Bộ: Do đặc thù có mùa mưa kéo dài, nên vụ mùa chính thường bắt đầu vào tháng 4-6 và thu hoạch vào tháng 1-3 năm sau.

  • Mật độ trồng: Tùy theo điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của mỗi vùng mà bà con có  mật độ trồng cho phù phợp. Khoảng cách hàng – hàng: 1-1,2m; mật độ trồng khoảng 90.000 – 120.000 cây/ha tức khoảng 9-10 tấn giống/ha.

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0969.64.73.79